Có phải CSGT phải mang giấy chứng nhận tuần tra khi tham gia xử phạt người dân? Và chỉ những CSGT mang giấy chứng nhận mới có thẩm quyền dừng xe và xử phạt?

TIN BÀI KHÁC

Em và bạn bè mình khá nhiều lần bị những CSGT không mang theo giấy chứng nhận phạt và không đưa biên lai.

Em có thể làm gì khi gặp phải trường hợp trên?

{keywords}
(Ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Về câu hỏi của bạn, Luật Giải Phóng tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ban hành ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 thì:

Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận

3. Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu

4. Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.

Vì vậy, chỉ những CSGT đeo biển hiệu và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ mới được quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Ngoài ra còn có các lực lượng khác như: Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ thì: " 2. Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản). Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản."

Như vậy, các trường hợp CSGT không đeo biển hiệu và không có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra và không giao biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm là trái với quy định của pháp luật.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).