Dịch COVID-19 bùng phát đã làm nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nhiều tin giả đã được phát tán tràn lan, gây bức xúc trong xã hội.

Những đối tượng đưa thông tin giả, thông tin sai sự thật đã bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội.

Các thông tin xấu, độc, thông tin sai sự thật nếu không được chấn chỉnh, xử lý kịp thời sẽ có tác động tiêu cực không nhỏ, làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội.

TP. HCM đang là ổ dịch lớn của cả nước, mỗi ngày số lượng người nhiễm bệnh một tăng.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại TP và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng vi rút Delta có khả năng lây lan nhanh và giảm hiệu quả bảo vệ của vắcxin.

Trước tình hình này, chiều 7/7/2021, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Trong cuộc họp này, TP đã thống nhất triển khai áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày trên địa bàn toàn Thành phố, bắt đầu từ 0 giờ ngày 9/7/2021.

Cả hệ thống chính trị, cùng người dân thành phố nỗ lực, triển khai các công tác kiểm soát và phòng, chống, quyết tâm đưa TP. HCM trở về cuộc sống bình thường mới.

Tuy nhiên, một số đối tượng đã tận dụng cơ hội này để tung tin đồn thất thiệt về công tác phòng, chống dịch của lực lượng chức năng, đưa hình ảnh phản cảm, gây hiểu lầm về dịch COVID-19 nhằm gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang lòng dân, kích động mọi người…

Như vụ việc trên mạng xã hội đang lan truyền những hình ảnh xác chết được bọc kín của các bệnh nhân COVID-19.

Các đối tượng đã tung tin đó là người chết vì bệnh dịch tại TP. HCM khiến dư luận bàng hoàng, sợ hãi, thậm chí có tư tưởng khủng hoảng.

TP. HCM đã vào cuộc, xác minh nhưng hình ảnh trên. Căn cứ thông tin từ truyền thông xã hội Myanmar và Indonesia, bức ảnh trên sau đó được phát hiện là chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở đông nam Myanmar, không phải của Việt Nam.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã đăng tải toàn bộ sự việc lên trang https://tingia.gov.vn/ để cảnh báo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên.

Vụ việc sẽ được cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Minh Phúc