Trong đó có 358.684 cảnh báo liên quan đến mã độc, 417.328 cảnh báo liên quan đến tấn công các hệ thống website, cổng thông tin điện tử, 576.232 cảnh báo tấn công khai thác các lỗ hổng bảo mật và nhiều cảnh báo tấn công nguy hiểm khác.

May mắn là 100% cảnh báo mất ATTT đã được thông báo, phối hợp xử lý kịp thời và chưa để xảy ra sự cố gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thống các mạng CNTT.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT&TT) đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý tổng số 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 7,82% so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2019.

Trong đó, nguy hiểm nhất chính là những lỗ hổng zero-day (hay 0-day). Đây là một thuật ngữ để ám chỉ những lỗ hổng bảo mật chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. Tội phạm mạng sẽ lợi dụng những lỗ hổng này để xâm nhập vào hệ thống máy tính của các doanh nghiệp, tập đoàn để đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu. 

{keywords}
16153038_vi-sao-co-quan-to-chuc-viet-nam-luon-phai-de-cao-canh-giac-voi-zero-day_20-11-12.jpg

Nguy hiểm ở chỗ, zero-day có thể là lỗ hổng phần cứng hoặc phần mềm tồn tại trong nhiều môi trường từ PC đến mobile, từ đám mây (cloud) đến thiết bị IoT (Internet vạn vật). Trong lĩnh vực bảo mật, ngày mà nhà phát triển biết đến sự tồn tại của lỗ hổng nguy hiểm này gọi là ‘ngày 0’, do đó khái niệm zero-day đã ra đời từ đây.

Nhìn chung, các giải pháp giám sát bảo mật thời gian thực kết hợp rà quét lỗ hổng bảo mật chính là biện pháp căn cơ đối với các cơ quan tổ chức trong việc phòng chống zero-day. Bên cạnh đó, cần liên tục nâng cao nhận thức của người dùng cuối trong các cơ quan tổ chức để hạn chế tối đa lỗ hổng để tin tặc khai thác được.

Hải Ninh