Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 1.800 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có gần 73% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, có khoảng 110 tấn thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ được tiêu thụ tại 448 chợ trên địa bàn tỉnh.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã ra văn bản, đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, trung tâm trực thuộc; UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê đầy đủ, quản lý chặt các cơ sở giết mổ, cơ sở thu gom, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

Bên cạnh việc Kiên quyết buộc đóng cửa, xóa bỏ những cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động trái phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trên địa bàn, Thanh Hóa cũng xây dựng kế hoạch thẩm định, xếp loại cơ sở giết mổ trên địa bàn (đối với những cơ sở giết mổ đã có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) hoặc kiểm tra việc thực hiện ký cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; sử dụng biểu mẫu để đánh giá các cơ sở giết mổ có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do UBND cấp huyện cấp hoặc để kiểm tra việc thực hiện cam kết; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thực hiện rà soát, báo cáo việc sử dụng bộ dấu kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó báo cáo cụ thể số dấu đã được cấp, số dấu còn hiện tại, số dấu hỏng hóc (báo cáo hủy), đăng ký nhu cầu cấp dấu KSGM gia súc, gia cầm mới năm 2021; kết quả thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y năm 2020.

Minh Phúc