Mạnh tay xử lý

Trước tốc độ lây lan nhanh của biến chủng mới Delta loại virus Corona, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi đó góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Từ những tin về thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Chẳng hạn, việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới.

Ở Thái Bình, khi xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ có ca nhiễm virus Corona đầu tiên thì một số trang mạng xã hội đưa tin không thất thiệt về số ca nhiễm tại xã đã gây hoang mang cho không ít công nhân, người dân trên địa bàn khu vực Thị trấn An Bài và huyện Quỳnh Phụ làm cho một số người không dám đi làm, lo lắng. Đầu óc luôn hoang tưởng việc bước chân ra chỗ đông người sẽ bị nhiễm bệnh và lây cho cả nhà...

Những tin bịa đặt trên facebook như: “Thanh Mai 5 ca Dương tính, xe cứu thương trực sẵn ở Thanh Mai"” hay “An Thanh có 6 ca rồi”… đọc được những thông tin về dịch bệnh, số ca nhiễm, số người chết, Hà Nội có người dương tính với Virus Corona, chỗ kia có người tử vong nhưng chính quyền che dấu không thông báo… không biết thật giả thế nào nhưng những thông tin trên thật sự hoảng loạn – theo một số người tham gia gia mạng xã hội cho biết. 

Số liệu thống kê của tỉnh cho hay, từ đầu năm 2021 đến nay, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã phát hiện 11 vụ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Trong đó, Thanh tra Sở thực hiện xử phạt 01 trường hợp với số tiền 7.5 triệu đồng, phối hợp với Công an tỉnh xử phạt 02 trường hợp với số tiền 15 triệu đồng, chuyển hồ sơ cho UBND huyện xem xét xử lý 02 vụ việc và công an các cấp xử lý 05 trường hợp; chuyển hồ sơ, đề nghị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An phối hợp xử lý 01 trường hợp.

Chủ động phối hợp rà, quét

{keywords}
Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC của tỉnh Thái Bình là mô hình kiểu mẫu về việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại các địa phương.

Để xử lý các thông tin giả, tin sai sự thật đạt được hiệu quả, ngành Thông tin và Truyền thông Thái Bình đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong và ngoài tỉnh cùng làm rõ và xử lý theo chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả, tạo ra tin giả đối với các cá nhân đưa tin cũng như các chủ trang thông tin điện tử cá nhân không quản lý kiểm duyệt thông tin trước khi đưa thông tin lên trang thông tin điện tử của mình quản lý, tạo lập.

Hiện tại, Thái Bình đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội điều tra làm rõ một chủ trang thông tin điện tử cá nhân khác người Tiền Hải, Thái Bình chuyên vận chuyển và bán hàng thực phẩm đông lạnh từ Tiền Hải đi Hà Nội hàng ngày đã đăng tải thông tin: "12 giờ đêm nay Hà Nội sẽ có chỉ thị mới về giãn cách. Người dân chỉ được ra ngoài 7 ngày/1 lần chứ không phải đi chợ cách ngày như bây giờ.việc đi lại của những người có giấy phép đi làm như bây giờ sẽ siết chặt hơn. Chiều nay các Bác nên đi mua thêm đồ ăn nếu gần hết..." để nhanh chóng đấu tranh đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tỉnh đã chuyển hồ sơ, đề nghị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An phối hợp xử lý trường hợp một cá nhân là giáo viên tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đăng tải hình ảnh vào trang thông tin điện tử cá nhân (Facebook) tại Thái Bình hình ảnh các xác chết vì SARS-COVI 2 từ mạng nước ngoài.

Xác định việc đảm bảo an toàn thông tin là nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình xác định đẩy mạnh ăng cường phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và trực tiếp là Công an tỉnh, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thường xuyên quét, rà soát nhằm phát hiện các thông tin liên quan đến dịch bệnh. Từ đó nhân rộng, cung cấp đến nhân dân qua mạng xã hội những thông tin tích cực trong phòng chống dịch, tình hình dịch bệnh tại Thái Bình nói riêng và toàn quốc nói chung, để người dân nắm được và phân biệt đúng sai của thông tin mình tiếp nhận.

Tăng cường lan tỏa thông tin tích cực

Để việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin ngày càng thực chất và có kết quả, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã ban hành Công văn gửi các cơ quan, đơn vị về thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng, trong đó đề nghị các cơ quan, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, phản ánh nhất là các thông tin trên không gian mạng về công tác phòng chống dịch tại địa phương, đơn vị; tăng cường rà soát, phát hiện các thông tin trên báo chí, mạng xã hội về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch tại cơ quan, địa phương; khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật cần phối hợp với lực lượng công an, các lực lượng có liên quan nhanh chóng xác minh đối tượng phát tán, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật, chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn… 

Sở cũng thành lập Tổ  đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet, mạng xã hội để xây dựng và kết nối các tài khoản trên mạng xã hội Facebook nhằm chia sẻ, lan tỏa thông tin, bài viết tích cực và viết bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet, mạng xã hội.

Đánh giá ba năm thực hiện Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị khoá XII "Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" có thể thấy,  Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình đã có bước tiến trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí, thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh. 

Công tác rà soát, nắm bắt và xử lý thông tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội được tăng cường đã góp phần từng bước đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet, mạng xã hội, tăng cường nắm tình hình dư luận xã hội trong Nhân dân và nội bộ. Đặc biệt Sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình luôn chú ý tuyên truyền các mặt tích cực trên các lĩnh vực, nhằm lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt trên internet, mạng xã hội theo phương châm “Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.

Vũ Thư