Theo ông Điều Bá Được, Nguyên Trưởng Ban Ban Thực hiện Chính sách BHXH, BHXH Việt Nam, quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội. Đây là khâu quyết định đến đời sống và lòng tin của người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội.

{keywords}
Tăng cường bảo mật, bảo toàn dữ liệu để làm tốt việc chi trả các chế độ BHXH. Ảnh minh họa.

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, năm ngoái, tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng là trên 3,2 triệu người được nhân lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng theo các hình thức: Chi bằng tiền mặt, chi qua tài khoản cá nhân; về phương thức tổ chức thực hiện: Chi tại cơ quan bảo hiểm xã hội, chi qua đơn vị SDLĐ (Chế độ ốm đau, thai sản…), ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ công (cơ quan bưu điện), chi qua tổ chức dịch vụ cung ứng dịch vụ thanh toán (ngân hàng thương mại – NHTM). Tích cực triển khai thực hiện phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ.

Kết quả này là nhờ thời gian qua, nhiều biện pháp quản lý được tăng cường như ứng dụng công nghệ thông tin; phối hợp đồng bộ, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã tổ chức thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, đến đúng người thụ hưởng chế độ, quản lý chặt chẽ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; các quy trình, thủ tục chi trả, quản lý người hưởng được đơn giản hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị – xã hội ở các địa phương cũng như trong phạm vi cả nước, hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

“Khóa chặt” cơ sở dữ liệu

Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp và quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề hạn chế, bất cập. Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, rào cản chính là cơ sở dữ liệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng đã hình thành quản lý tập trung toàn quốc nhưng thông tin cá nhân người hưởng trên danh sách chi trả (tức trong cơ sở dữ liệu) với hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đang lưu trữ tại bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chưa trùng khớp.

Chính cơ sở dữ liệu chưa được “khóa” chặt nên tính bảo mật, bảo toàn dữ liệu chưa cao rất khó khăn trong quản lý, phụ thuộc mức độ trung thực của con người được phân công sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, theo dõi tăng, giảm người hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện do người sử dụng có thể tự tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi điều kiện hưởng…

Bởi vậy, việc đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ giúp các cơ quan quản lý kịp thời, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với hệ thống ngân hàng, hệ thống bưu điện trong công tác chi trả, quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn cũng sẽ giúp ngành bảo hiểm làm tốt công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người thụ hưởng.

Lê Tình
Ảnh: Anh Phương