Hơn 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, Đề án 196 của tỉnh Quảng Ninh đã tạo được sự đột phá mạnh mẽ khi đưa hết các xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), về đích trước 1 năm so với lộ trình đề ra.

{keywords}
Quảng Ninh nỗ lực nâng cao thực chất mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS. 

Tuy nhiên, theo rà soát và đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, so với mặt bằng chung của tỉnh, việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở vùng Dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vẫn còn khó khăn, chênh lệch về trình độ phát triển và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản còn khá lớn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, đời sống của một bộ phận nhân dân khu vực này còn khó khăn.

Do đó, để khu vực này ra khỏi diện ĐBKK một cách bền vững, Ban Dân tộc đã đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Được biết, trọng tâm của đề án là nâng cao thực chất mức sống, thu nhập của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở các xã, thôn mới ra khỏi diện ĐBKK và các xã, thôn biên giới.

Dự kiến Đề án được thực hiện tại 86 xã và gần 900 thôn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh với kỳ vọng đến hết năm 2025 sẽ cải thiện rõ rệt hạ tầng thiết yếu khu vực này, hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cũng như phát huy được vai trò của người dân trong tham gia phát triển KT-XH, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.

Hồng Khanh