Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới và nhóm chuyên gia xây dựng Báo cáo đề xuất thành lập Nhóm đối tác Kinh tế biển xanh nhằm huy động sự tham gia của các bên liên quan, góp phần hướng tới quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới định nghĩa Kinh tế biển xanh bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, các chính sách liên quan cùng xác định xem việc sử dụng nguồn tài nguyên biển có bền vững hay không.

{keywords}
Kinh tế biển xanh bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, các chính sách liên quan cùng xác định xem việc sử dụng nguồn tài nguyên biển có bền vững hay không

Kinh tế biển xanh mang lại khả năng cải thiện hiệu quả trong quản lý đất đai và biển đảo, xử lý, quản lý tốt hơn các hệ sinh thái biển, là một mô hình công bằng hơn về các tiêu chuẩn y tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế xã hội, giảm lượng khí thải và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Ông Denish Ryal, đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Canada đã xây dựng Nhóm Công tác Đối tác Phát triển về Nhựa tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường sự phối hợp, bổ sung, gắn kết các nỗ lực của các Đối tác Phát triển nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam về giảm sử dụng nhựa dùng một lần, ngăn ngừa ô nhiễm nhựa, quản lý nhựa bền vững.

Mục tiêu tổng quan của khuôn khổ Đối tác cho Kinh tế biển xanh tại Việt Nam hướng tới việc quản lý hiệu quả sự phát triển Kinh tế biển xanh ở Việt Nam thông qua nâng cao cơ sở kiến thức, chia sẻ thông tin, huy động nguồn lực, hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan nhằm giảm thiểu nguồn tài nguyên biển suy thoái và tổn thất hệ sinh thái, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo tồn, cải thiện sinh kế của người dân trong các lĩnh vực.

Hoài Thanh