Theo thống kê của ngành chuyên môn, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) hiện có gần 1.700.000 con gà.

Việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và đóng góp quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

{keywords}
Ảnh Thu Hà

Chăn nuôi chiếm gần 40% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó, công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi luôn được địa phương và người dân đặc biệt quan tâm.

Các ngành chức năng của huyện Đại Từ đã và đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm sớm hơn mọi năm nửa tháng.

Bà Lê Thị Hiển, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thông tin: Toàn huyện phấn đấu sẽ tiêm 7.800 liều vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò; 10.000 liều vaccine phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò, lợn; 22.000 liều vaccine phòng dịch tả lợn; 270.000 liều vaccine phòng cúm gia cầm; 3.000 liều vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu, bò…

Theo kế hoạch, công tác tiêm phòng đợt 1 trên đàn gia súc, gia cầm của huyện sẽ được triển khai thực hiện từ đầu tháng 3 cho đến hết tháng 4.

{keywords}
Ảnh Thu Hà

Bà Phan Thị Chúc, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ thông tin, ngay từ những tháng đầu năm, Phòng Nông nghiệp đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại 30 xã, thị trấn. Bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cơ sở điều kiện chăn nuôi thực tế,.

Huyện cũng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đăng ký số lượng đàn vật nuôi thuộc diện phải tiêm phòng. Bên cạnh đó thường xuyên bám sát cơ sở nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các ổ dịch ngay khi còn ở diện hẹp.

Cơ quan chuyên môn tuyên truyền, khuyến khích hình thành các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; quản lý chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn…

Anh Mạnh Hải – hộ chăn nuôi ởã Tân Linh (Đại Từ, Thái Nguyên) duy trì khoảng 10.000 con gà thịt, chủ yếu là giống gà ri. Với tâm lý đề phòng dịch bệnh xảy ra nên ngay cả khi chưa có dịch bệnh, anh vẫn luôn chú trọng tiêm vaccine, bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho gia cầm.

Đồng thởi sử dụng đệm lót sinh học nhằm khử mùi, ngăn chặn mầm bệnh phát triển, xây dựng gia trại an toàn dịch bệnh.

Lê Na