UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 – 2025; định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

​Theo đó, các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị, địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời đưa vào nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch hàng năm để triển khai đảm bảo đạt tiến độ và hiệu quả các nội dung.

{keywords}
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 – 2025; định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Song song đó, thực hiện xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với mục tiêu giải quyết căn bản yêu cầu biên chế và lao động hợp đồng của các cơ quan phù hợp với vị trí việc làm, quy mô dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ công chức làm việc trong các ngành, lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với tổ chức và người nước ngoài như thu hút đầu tư, công thương, xúc tiến thương mại, ngoại vụ phải thông thạo một ngoại ngữ; tỷ lệ giáo viên các trường THPT có trình độ sau đại học đạt 25%; tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng có trình độ sau đại học đạt 35%; tỷ lệ 10 bác sĩ/1 vạn dân.

Đồng thời, thu hút lao động có trình độ cao và đào tạo theo đơn đặt hàng với mục tiêu bổ sung nhân lực có trình độ, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm mà đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của tỉnh còn thiếu và chưa đáp ứng được trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 35%; ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tạo tiền đề cho giáo dục đại học, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới; hợp tác quốc tế để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cửu Long