Tin tức 24h

Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của người Khmer Sóc Trăng

Bên cạnh phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm, bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống của người Khmer.

Lễ hội Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt

Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt, huyện Hương Khê được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo, trỉa trên nương rẫy.

Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang sẽ lồng ghép nội dung dạy tiếng dân tộc thiểu số vào chương trình, hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống nhằm góp phần cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; tăng cường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở cơ sở.

Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh

Hôm 3/8, Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh lần thứ V đã khai mạc tại thành phố Vinh (Nghệ An).

Nam Định chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá để phát triển bền vững

Trong bối cảnh mở rộng giao lưu văn hóa, việc bảo tồn, kế thừa giá trị các di sản văn hóa luôn được tỉnh Nam Định quan tâm gìn giữ, phát huy tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của vùng đất “Địa linh nhân kiệt”.

11 thí sinh so tài ở cuộc thi "Tài năng trẻ Tiếng Việt 2023"

Trong khuôn khổ hoạt động của Trại hè Việt Nam, tối 31/7/2023, tại Đà Nẵng, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình "Tài năng trẻ Tiếng Việt 2023".

Hành trình gieo mầm tiếng Việt của bà giáo 76 tuổi ở Thái Lan

Sinh ra và lớn lên ở Thái Lan nhưng bà Phạm Thị Việt (76 tuổi) có khả năng nói, viết tiếng Việt rất tốt. Ngay từ năm 14 tuổi, bà đã bắt đầu công việc dạy tiếng Việt cho các thế hệ kiều bào Thái Lan.

Chợ phiên-Nét đẹp văn hóa dân tộc Mông ở Đắk Glong

Trên địa bàn huyện Đắk Glong có khá đông đồng bào dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc. Cho tới nay, đồng bào vẫn giữ gìn, phát huy nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có chợ phiên xã Đắk R'măng và xã Đắk Som.

Vĩnh Long: Tạo dựng thiết chế văn hóa xứng tầm với vai trò và vị thế của ngành nông nghiệp

Vĩnh Long xây dựng quy hoạch phát triển của tỉnh để bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững, trong đó có việc thực hiện các đề án về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Tiếng Việt nuôi dưỡng tình yêu cội nguồn, hướng về Tổ quốc

Theo gia đình sang nước ngoài sinh sống từ nhỏ, Lưu Nguyên Anh (SN 2004) yêu thích và tự học tiếng Việt bằng nhiều cách, trong đó là đọc nhiều thơ, ca Việt Nam.

Vĩnh Long xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Tính đến cuối năm 2022, tỉnh Vĩnh Long có 66 di tích được xếp hạng (11 di tích cấp quốc gia, 55 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh), tiêu biểu, như Văn Thánh miếu, chùa Tiên Châu, chùa Phước Hậu, chùa Ngọc Sơn Quang, miếu Công Thần…

Duy trì tổ chức các lễ hội, khôi phục nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Nhằm thực hiện việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, những năm gần đây, Hà Giang đã duy trì tổ chức các lễ hội, khôi phục các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội

Việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội.

Kiều bào trẻ trăn trở với việc bảo tồn, phát huy tiếng Việt

Nhiều kiều bào trẻ từ các nước trên thế giới trở về thăm quê hương dịp hè 2023 bày tỏ những trăn trở và suy nghĩ về việc bảo tồn tiếng Việt cho các thế hệ kế tiếp.

Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ

Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Hành trình khám phá di sản góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Trong hành trình “Trại hè Việt Nam 2023”, đoàn thanh, thiếu niên kiều bào trở về từ 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đã dừng chân tại Thanh Hóa.

Ấn tượng chương trình "Bản hùng ca bất diệt"

Tối 19/7, tại sân khấu chính Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt”.

Những kiệt tác nghệ thuật dân gian của dân tộc Thái

Trong kho tàng văn học dân gian của người Thái Tây Bắc, “Xống chụ xon xao” là một kiệt tác nghệ thuật dân gian, là truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam.

Từ "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" đến "Tiếng Việt Vui" trên sóng phát thanh

Xác định, chỉ cần nói đúng, chuẩn ngôn ngữ của mình đã là điều đáng quý, tránh dùng từ nước ngoài không đúng chỗ, gây phản cảm, chương trình đầu tiên của TIẾNG VIỆT VUI là thử thách chính tả với chữ cái “s” và “x” trong tiếng Việt.

Lâm Đồng tiếp tục nâng cao nhận thức, giáo dục về giá trị gia đình

Ngành Văn hóa Lâm Đồng tiếp tục nâng cao nhận thức, giáo dục về giá trị gia đình; nêu gương các gia đình tiêu biểu, ứng xử chuẩn mực; phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội.

Xã Quảng Thái chú trọng công tác xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ

Xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước

Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Vĩnh Phúc: Số hóa bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII tiến hành giám sát chuyên đề về công tác quản lý Nhà nước, đầu tư, phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

Di sản tư liệu thế giới: Châu bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính của triều Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802-1945).