- Trước tình hình cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc với số ca mắc và tử vong đang tăng lên (hơn 70 ca nhiễm, 16 ca tử vong), VietNamNet đã có cuộc trao đổi với đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.

>> 100% mẫu gia cầm nhập lậu âm tính với vi rút H7N9
>> Những người sẵn sàng đón cúm H7N9
>> Bộ Y tế kiểm tra phòng chống cúm H7N9 ở Bắc Giang
>> Bé 4 tuổi mang H7N9 nhưng không có biểu hiện cúm
>> Cảnh giác cúm A/H7N9 ở người cao tuổi

- Virus cúm A/H7N9 có phải là virus cúm mới không? Nó có nguồn gốc từ đâu?

Cũng như với bất kỳ loại virus nào lần đầu tiên tác động lên con người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều lo ngại.

Chúng tôi chưa rõ nguồn lây nhiễm bệnh nhưng hiện nay các công tác điều tra đang được tiến hành.

{keywords}
Tỉ lệ gia cầm nhiễm virus cúm rất cao. Người dân không nên dùng gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh

- So với các loại virus cúm khác (như H5N1) thì độc lực của nó có mạnh không?

Chúng tôi không biết nhiều về chủng virus này để có thể đưa ra các so sánh với cúm A/H5N1. Vào lúc này, tất cả các loại virus dường như đều gây ra các ca nhiễm bệnh trên người (không thường xuyên) và vẫn chưa có chứng cứ nào xác nhận việc lây nhiễm các loại virus trên từ người sang người.

Nhưng mọi đánh giá của chúng tôi về cúm A/H7N9 có thể sẽ thay đổi khi chúng tôi hiểu rõ hơn về loại virus này.

- Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được đường lây của virus này từ động vật sang người chưa? (do ăn thịt động vật hay do tiếp xúc với động vật? ...) Virus cúm này có lây từ người sang người không?

Hiện nay, một số trường hợp được xác nhận là có tiếp xúc với gia cầm hoặc trong môi trường có gia cầm.

Những điều này cho thấy có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và điều tra đang được tiến hành.

Vào thời điểm này, chúng tôi chưa có bằng chứng nào xác nhận việc lây nhiễm từ người sang người.

- Chiến lược của các nước trong việc phòng chống các dịch bệnh do virus cúm gây ra nên chú trọng vào yếu tố nào?

Tới lúc này, chưa có thông tin nào về bất kỳ trường hợp nhiễm cúm H7N9 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Y tế của Việt Nam đã ban hành các hướng dẫn ngăn ngừa bệnh cho các bệnh viện và nhân viên chăm sóc sức khỏe để tăng cường giám sát và phát hiện sớm các ổ dịch.

Bên cạnh đó, các phòng thí nghiệm và thầy thuốc lâm sàng nên trong tư thế sẵn sàng và có khả năng phát hiện, điều trị và báo cáo về bất kỳ ca bệnh nào có các triệu chứng nặng như nhiễm cúm cho các nhà chức trách về y tế.

Các nhân viên y tế phải thực thi theo đúng chỉ dẫn kiểm soát nhiễm bệnh.

WHO không khuyến cáo về việc cấm đi lại hoặc giao thương.

Các biện pháp giữ vệ sinh tay và đường hô hấp cũng như an toàn thực phẩm nên được áp dụng.

Đối với vệ sinh tay, cần rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm; trước khi ăn, sau khi sử dụng toilet và sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; khi tay bẩn và khi chăm sóc với người bệnh.

Nếu có thể, luôn rửa sạch tay bằng xà phòng và dưới vòi nước. Nếu không có vòi nước, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất rửa tay có cồn.

Vệ sinh đường hô hấp: Cần che miệng và mũi bằng khăn/giấy ăn, hoặc bằng tay áo, khửu tay khi ho hoặc hắt hơi; vứt giấy/khăn đã qua sử dụng vào thùng rác gần đó ngay lập tức; rửa tay sạch sau khi ho hoặc hắt hơi.

Về việc tiêu thụ gia cầm và thịt: Các virus cúm không lây nhiễm trong quá trình tiêu thụ các thực phẩm đã nấu chín. Vì các virus cúm được khử trong nhiệt độ thường sử dụng trong quá trình nấu (các phần của miếng thịt đều đạt tới 70°C – thịt đã nóng ‘sôi lên’, không còn phần nào ‘tái’) nên vẫn có thể ăn một cách an toàn các loại thịt được chế biến đúng cách và nấu chín, dù là gia cầm hay các loại chim để ăn thịt.

Không nên ăn các động vật nhiễm bệnh và/hoặc động vật đã chết vì bệnh.

- Hiện Tamiflu có đáp ứng trong điều trị loại cúm này không?

Các loại thuốc có hiệu quả để chống lại virus H7N9 là oseltamivir (Tamiflu) và zanimivir.

Điều quan trọng là phải bắt đầu tiến hành chống virus càng sớm càng tốt ngay sau khi có các triệu chứng, và trong tất cả mọi trường hợp thì nên là trong vòng 48-72 giờ sau khi bắt đầu có các triệu chứng cúm.

Bổ sung 40 triệu liều vắc-xin tiêm cho gia cầm

Hiện dịch cúm gia cầm H5N1 đang quay trở lại và nguy cơ dịch H7N9 xâm nhập cao, đặc biệt qua các loại gia cầm mang bệnh, để nhanh chóng dập tắt ổ dịch có nguy cơ lây lan trên diện rộng, Chính phủ vừa cho phép Bộ NN&PTNT mua 40 triệu liều vắc-xin cúm dự phòng với khoảng 10,4 tỷ đồng và cho sử dụng ngay trong đợt này.

Hiện nay, cả nước có khoảng 350 triệu con gia cầm, theo quy trình phải tiêm phòng 2 lần/năm. Ngoài ra các địa phương cần tiêm bao vây để ngăn chặn dịch lây lan.

Trong buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang sáng 15/4 về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cúm H5N1, H7N9, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết các mẫu gia cầm giám sát lấy từ chợ Ngô Quyền – TP Bắc Giang chưa phát hiện virus cúm A/H5N1 và H7N9.

Cẩm Quyên – T.Lượng