- Mỗi khi khui một thùng đĩa mới, tất cả đều hồi hộp đến phát sốt. Gặp một chiếc đĩa mà nhiều người cùng thích thì lúc này không còn chuyện nhường nhịn nhau, chỉ còn cách bốc thăm may mắn hay "đấu súng" để giành quyền sở hữu.

Lao từ sân bay về hàng đĩa

{keywords}

Với những người mê đĩa than, cảm giác tìm được một chiếc đĩa hay và quý, nhất là chiếc đĩa mình đã kiếm tìm nhiều năm thật sự khó tả. Chính vì thế, mỗi khi có thùng đĩa mới về, nhóm những người bạn cùng sở thích với anh Đăng đều háo hức không khác gì những đứa trẻ sắp được mẹ tặng quà.

Có ông ngay khi vừa đặt chân đến sân bay Nội Bài, chẳng cần biết trời đất là gì lao thẳng đến nhà anh Đăng cho kịp giờ khui thùng, hòng kiếm được chiếc đĩa ưng ý, mà chuyện đó xảy ra thường tình.

{keywords}

Tôi hỏi mỗi khi mở thùng đĩa mới, cảm giác thế nào?  Anh Đăng kể: "Chỉ cần thông báo bằng tin nhắn cho cả hội rằng sẽ mở 1 thùng đĩa mới vào lúc nào đó là tất cả đều hồi hộp chờ đến giờ. Cảm giác đó khó tả lắm. 1 thùng chứa nhiều gu nhạc khác nhau, đĩa mang trạng thái khác nhau, phục vụ nhiều gu khác nhau.

Sau khi mở thùng có thể là vui kinh khủng vì có được nhiều chiếc quý nhưng cũng có thể rất buồn vì có thể chẳng có cái đếch nào, thậm chí là đống đĩa vô giá trị".

{keywords}
Anh Tuấn (áo hồng) là diễn viên chơi đĩa than đã được 7 năm.

Tôi thắc mắc vậy khi gặp trường hợp nhiều người cùng thích một chiếc đĩa thì làm thế nào? - "Bạn cứ tưởng tượng hai người đàn ông cùng yêu một cô gái thì chỉ còn cách đấu súng thôi?", anh Tuấn ngồi cạnh đó đùa nói. Còn anh Đăng trả lời: "Thì đành chơi đỏ đen, chọn ngẫu nhiên hoặc tiến hành đấu giá. Nhưng thường là mọi người nhường nhịn nhau". Có được đĩa nhạc hay, họ tổ chức gặp gỡ và nghe chung.

Hạ giá đĩa vì sợ vợ càu nhàu

Trong bộ sưu tập của anh Đăng có nhiều chiếc anh chỉ bày mà không bao giờ bán, dù với giá nào. Những đĩa quá quý và đẹp anh cất riêng trên gác. Anh thú thật trong suốt những năm sưu tầm đĩa than, cũng có thời điểm anh ngãng ra vì nguồn đĩa về không nhiều, đĩa mới lại có giá thành rất đắt.

{keywords}
Đĩa than có giá từ trăm nghìn đến cả triệu.

"Hiện có nguồn đĩa về VN chủ yếu là tân nhạc, chất lượng tốt nhưng giá bán lẻ tới 1 triệu đồng. Những lúc đó chỉ dám nói nó có giá 50.000-100.000 đồng vì không bà vợ nào đồng tình cho chúng tôi mua 1 cái đĩa với giá đó".

Anh bảo sau hàng ấy năm, chị nhà "có vẻ thông cảm" với anh vì hiểu chồng mình là người sống bằng tai. "Tôi thấy phụ nữ đôi khi càu nhàu nhưng thường thông cảm. Ban đầu thấy mình chơi họ cũng không hoàn toàn thích đâu vì âm nhạc là phải làm quen dần, nghe từ dễ đến khó, phải được đào tạo dần dần nhưng dần dần cũng hiểu".

{keywords}

Có chiếc kim tết giá gần 400 triệu đồng.

Chơi đĩa than quả nhiên là tốn kém, không chỉ tốn tiền vào đĩa mà còn tốn tiền vào các thiết bị đọc. "Chúng tôi đã nhìn thấy những chiếc kim tết vài trăm triệu. Thực tế tôi cũng đã mua những chiếc kim tết có giá từ vài trăm nghìn đến 20 triệu đồng nhưng tôi biết có người bỏ ra tới gần 400 triệu đồng để mua 1 đầu kim tết mà không cẩn thận là vứt đi ngay", anh Tuấn chia sẻ.

Thú chơi xa xỉ

{keywords}

Thực tế cũng có không ít người trở lại với đĩa than vì lý do hoài cổ. Lượng người chơi đĩa than vì hoài cổ cũng có và khá lớn vì họ muốn đi tìm cái gì đó có vẻ như hư vô.

Có người bảo sao cứ đi tìm cái đĩa vớ va vớ vẩn, âm thanh nổ lép ba lép bép mà dân chơi thường gọi là đĩa lót lồng chim mang về nghe, chẳng biết hay cái gì. Nhưng người sưu tập có lý lẽ riêng của họ. Và các hãng đĩa lớn trên thế giới hẳn cũng có lý do khi đang quay trở lại phát hành song song đĩa than với đĩa CD. Đó là bởi nhu cầu của người nghe là có thật.

{keywords}
Ngay cả có máy rửa đĩa dăm triệu đồng thì cũng cần tuân thủ quy trình.

"Chúng tôi vẫn gọi chơi đĩa than là xa xỉ. Đĩa cũ thì giá thành rẻ nhưng thời gian quay trên đĩa than ít, chỉ khoảng 30 phút. Nhưng tại sao nó mê hoặc người nghe? Thời gian trên đĩa than là thời gian thật ở studio, gần với thời gian ca sĩ đứng trên sân khấu hát thật.

Phương pháp thu âm xưa là acoustic, tức là âm thanh thật phát ra từ nhạc cụ, thu âm dựa trên công nghệ alalog nên thật hơn, âm thanh dung dị hơn, gần gũi với người nghe hơn, giống như mình vào khu rừng nguyên sinh chứ không phải là rừng trong resort", anh Đăng lý giải sức hút của đĩa than.

{keywords}

Với nhiều người, nghe đĩa than là cả một cái thú. Cảm giác được nhìn thấy những vòng đĩa xoay tròn dưới chiếc kim tết và nghe những tiếng nổ lách tách phát ra từ những chiếc đĩa bị xước hóa ra lại là một cách để người ta sống chậm hơn.

{keywords}

Chơi đĩa than khó và xa xỉ là ở chỗ nó không chỉ đòi hỏi ở người chơi sự kiên nhẫn, sự hiểu biết cũng như một đôi tai thật tinh mà còn cần đến tài chính Càng muốn âm thanh hay thì càng cần nhiều tiền để đầu tư vào kim tết và các thiết bị đọc.

"Cùng 1 bộ dàn, 1 cái cơ đó nhưng thay vào đó bằng 1 cái kim, 1 cái tết khác có giá trị thì 1 bản nhạc sẽ đạt tới đỉnh của sự hay. Kim tết thay đổi theo cung bậc tiền cũng làm thay đổi về chất lượng âm thanh. Cùng 1 đĩa này tiếng "lạo xạo mưa rơi" nhiều nhưng nếu đưa vào đó 1 bộ kim tết tốt sẽ bớt âm thanh đó đi", anh Tuấn nói.

Do vậy, nhiều người nói chơi đĩa than khó lắm nhưng khi chinh phục được nó rồi thì không còn thấy khó nữa.

{keywords}

Bài và ảnh Hạnh Phương