Theo Bộ Kinh tế và tài chính Hàn Quốc, quyết định trên được các đại diện tài chính và ngân hàng trung ương các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cùng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn gọi là ASEAN+3, đưa ra tại cuộc họp diễn ra ở thành phố Busan, miền Đông Nam Hàn Quốc.

Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN nhất trí thúc đẩy CMIM, tăng cường hợp tác tài chính và ủng hộ các hệ thống đầu tư và trao đổi thương mại đa phương.

{keywords}
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng ASEAN + 3 lần thứ 20 vào tháng 5/2017 tại Nhật Bản. (Nguồn: Nikkei)

Các bên cũng nhất trí bổ sung một cơ sở pháp lý bao quát, tạo điều kiện để CMIM hỗ trợ các thành viên giải quyết các rủi ro thông qua các khuyến nghị chính sách, cũng như hỗ trợ tài chính.

CMIM có hiệu lực từ năm 2010 với tổng trị giá 120 tỷ USD nhằm giải quyết các khó khăn về cán cân thanh toán và tính thanh khoản ngắn hạn tại khu vực trong thời điểm xảy ra khủng hoảng.

Cơ chế này cung cấp các hỗ trợ tài chính thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa các thành viên trong những trường hợp cần thanh khoản.

Mỗi quốc gia tham gia CMIM, theo các điều kiện và thủ tục được nêu trong thỏa thuận, sẽ thực hiện hoán đổi đồng nội tệ với đồng USD với mức tối đa tương đương với mức cam kết đóng góp của mình nhân với hệ số được áp dụng cho nước đó.

Bích Thủy