Từ những gì đã diễn ra, có thể nói giản dị, nước Nga và Putin luôn đóng vai trò không thể thiếu trong bàn cờ chính trị - kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, bất chấp ai không mong muốn và cố tình cô lập.

Hẳn nhiều người còn nhớ hồi năm 2014, Nhà Trắng đã gây sức ép với một số hãng, tập đoàn lớn, yêu cầu không tham gia sự kiện Diễn đàn Kinh tế Quốc tế tại St. Petersburg (SPIEF), Nga.

Tại SPIEF lần thứ 20 vừa diễn ra tháng trước đã chỉ ra rất rõ rằng, chính sách “bài Nga” của một số doanh nghiệp Mỹ đã tạo cơ hội cho nhiều hãng, tập đoàn lớn khác trên thế giới. Những gì diễn ra tại SPIEF đã cho thấy một thực tế rõ như ban ngày, các nước châu Âu đang cần Nga và cố gắng tiếp cận với Moscow.

Sự thật hiển nhiên đã được thực tế chứng minh, mặc dù bị cô lập, bị lạnh nhạt nhưng Nga vẫn không hề hấn gì nhiều. Kinh tế Nga vẫn được bàn tay sắt của Putin duy trì ở mức tốt hơn nhiều so với dự đoán của những quốc gia đã tung đòn cấm vận. Ai cũng thấy, lịch trình bang giao của Tổng thống Putin vẫn rất nhộn nhịp, ông đã đón tiếp rất nhiều thượng khách nước ngoài, thậm chí cả người Mỹ cũng tới thăm.

{keywords}
Nguồn ảnh: AP

Những người quan tâm tới quan hệ Nga – Mỹ đang dõi theo chính sách tiếp theo của nước Mỹ. Nhìn lại hành trình lịch sử giữa hai đại cường này, họ khác nhau rất nhiều và họ cũng cần nhau rất nhiều. Ai cũng biết, Washington không bao giờ dừng hoàn toàn các cam kết với Nga. Chuyện ở Syria là minh chứng tại sao. Thậm chí, từ nay về sau, giữa hai nước còn rất nhiều khác biệt này, những cam kết sẽ nhiều hơn và hữu ích hơn.

Quay trở lại Diễn đàn St. Petersburg. Thực ra đây là nơi diễn ra các cuộc trao đổi cấp cao. Cứ nhìn thì sẽ thấy, các vị “tai to mặt lớn” như ông Ban Ki-moon, Jean-Claude Juncker, Matteo Renzi, và Nicolas Sarkozy… đều đã tới St. Petersburg. Tháp tùng các vị này là lãnh đạo cấp cao nhất của các tập đoàn lớn trên thế giới. Họ đã đến và lắng nghe Puitn nói về kinh tế, và về an ninh chính trị toàn cầu.

Nói về an ninh. Putin nhìn nhận Mỹ là siêu cường. Ông nói, “ngày nay Mỹ có lẽ là siêu cường duy nhất”.

Bên cạnh đó, cũng khẳng định lại về tính logic cũng như sự quyết đoán của chính phủ Nga đối với chính sách đối ngoại đã được các nhà lãnh đạo Nga kiên định duy trì trong những năm gần đây.

Ông Putin nhắc lại việc Nga đã cam kết hợp tác toàn diện - “thịnh vượng toàn diện, tin tưởng toàn diện” như thế nào sao khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ông cũng chỉ rất rõ rằng, chính do sự mở rộng của NATO, rồi thêm việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo, sự can thiệp gây mất ổn định của phương Tây vào các vùng khác nhau của Nga

Putin nói rằng, kể ra như vậy không nhằm đổ lỗi cho phương Tây mà là để giải thích các động thái của Nga cũng như cách hành xử của Nga với phương Tây.

Tổng thống Putin cũng nói về việc một số nước châu Âu đã trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hưởng thế nào đối với những bế tắc chính trị hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ - nước mà theo lời Putin “không có mối quan hệ kinh tế đáng kể với Nga, nhưng lại buộc châu Âu phải đi theo chính sách của mình”.

Giới phân tích cho rằng, chúng ta có thể tranh luận về việc lãnh đạo Mỹ tìm cách ngăn chặn Nga là “tốt” hay “xấu”, “sai” hay “đúng”, hiệu quả hay không, nhưng họ đã không lường được hậu quả của chính sách ngăn chặn ấy đã gây tổn thất như thế nào cho các nhà doanh nghiệp châu Âu. Chẳng thế mà, sau khi trở về từ St. Petersburg, không ít doanh nhân Italia đã đề xuất EU trì hoãn ra hạn cấm vận Nga.

Quan sát diễn biến tại Diễn đàn St. Petersburg, Putin còn tạo ấn tượng thì ông tiếp tục từ chối dùng từ “chiến tranh lạnh” để phân tích về thế bế tắc hiện nay giữa Moscow và phương Tây.

Tại St. Petersburg Putin đã ưu tiên tập trung gửi thông điệp về mặt kinh tế cũng như những quyết sách ngoại giao mà Nga đang áp dụng. Putin đề cao các hợp tác năng lượng, nhất là kế hoạch thiết lập hệ thống cung cấp khí tự nhiên phía nam từ Nga sang châu Âu. Đây là cơ hội béo bở cho nhiều tập đoàn lớn.

Từ những gì đã diễn ra, có thể nói giản dị, nước Nga và Putin luôn đóng vai trò không thể thiếu trong bàn cờ chính trị - kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, bất chấp ai không mong muốn và cố tình cô lập.

Minh Tâm