Sau nhiều tháng bị nắng nóng thiêu đốt, một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum đã lác đác có mưa. Tại một số huyện, có những cơn mưa kéo dài cả tiếng đồng hồ, phần nào giúp người nông dân giải được cơn khát.

Vào chiều ngày 18/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, xuất hiện một cơn mưa lớn kéo dài khoảng 20 phút. Cơn mưa bất chợt khiến một số tuyến đường của TP ngập nước khoảng 20cm. Mưa lớn kèm gió giật rất mạnh làm gãy đổ một số cây xanh đô thị, làm hư hỏng các biển quảng cáo, dù che ở nhiều quán cà phê…Mưa bất chợt khiến hàng nghìn người đi đường không kịp phản ứng, ướt sũng phải tìm chỗ trú mưa.

{keywords}
{keywords}

Mưa lớn làm một số tuyến đường tại TP. Buôn Ma Thuột ngập nước chiều 18/4.


Tại một số huyện như Cư M’gar, Ea Kar, Ea H’leo xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài cả giờ đồng hồ.

Ông Nguyễn Đại Ngưỡng, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Đắk Lắk cho biết, đây là mưa cục bộ đầu mùa và là cơn mưa lớn nhất trong vòng 6 tháng qua. Lượng mưa tương đối khá và chỉ diễn ra ở một số nơi chứ không trải dài trên diện rộng.

Theo ước tính, lượng mưa tại TP. Buôn Ma Thuột khoảng 15 – 20mm, huyện Ea H’leo có lượng mưa lớn nhất khoảng 50mm.

{keywords}
{keywords}

Mưa xuất hiện tại một số huyện như Cư M’gar, Ea Kar, Ea H’leo và kéo dài gần cả giờ đồng hồ


Cũng theo ông Ngưỡng, trận mưa vừa rồi có lượng mưa không đều, có thể bị bốc hơi nhanh chóng do độ ẩm đất quá thấp mà nền nhiệt cao. Trong thời gian tới vẫn có những cơn mưa cục bộ, có thể nhiều hơn, tuy nhiên, mưa ở diện tích không rộng mà chỉ một vài địa phương.

Sau cơn “mưa vàng” người nông dân tại huyện Cư M’gar tỏ ra phẩn khởi vì nhiều diện tích cây trồng đang chết cháy có cơ hội được cứu.

“Mưa không dài nhưng lượng nước mưa cũng tạm đủ để tưới cho cây trồng sau nhiều tháng khô hạn. Hơn 2ha tiêu của gia đình đang khô lá đã được cứu” – chị Đinh Thị Thanh (xã Ea Kuếh, Cư M’gar) vui mừng.

{keywords}
{keywords}

Mưa kèm gió giật mạnh làm gãy đổ cây xanh, xô ngã nhiều biển hiệu, dù, bạt ở các quán cà phê


Các tỉnh Bắc Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum cũng đã xuất hiện mưa ở nhiều huyện. Lượng mưa không lớn nhưng đã phần nào giúp người dân nơi đây giải được cơn nóng bức và tình trạng khát nước kéo dài nhiều tháng qua.

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, nguyên nhân gây mưa là do ảnh hưởng nhiễu của đợt không khí lạnh tăng cường ở phía Bắc (gọi là mưa dông nhiệt). Lượng mưa tại các tỉnh đo được chỉ trên 10mm chưa thể giải cơn khát cho cây trồng và người dân nhưng đã góp phần bổ sung một phần nước duy trì sự sống cho cây cà phê, tiêu…

Trùng Dương

TÂY NGUYÊN TRONG CƠN ĐẠI HẠN: 

ĐBSCL HẠN HÁN LỊCH SỬ: