- Nhìn vẻ ngoài của anh Hoàng, ít ai có thể ngờ vị võ sư này bị mù cả 2 mắt. Không những thế, anh còn phải chống chọi với bệnh suy thận giai đoạn cuối.

{keywords}

Võ sư khiếm thị Nguyễn Kim Hoàng

Bỗng nhiên bị mù

Võ sư Nguyễn Kim Hoàng sinh năm 1978, hiện đang sống ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Năm lên 7 anh được bố mẹ cho theo học võ và sớm bộc lộ năng khiếu. Sau 8 năm tập luyện, anh được thầy giáo tin tưởng, giao đứng lớp huấn luyện các võ sinh tại Võ đường Thanh Lê.

Sau 1 năm, anh được thầy chuyển sang lớp Pencak Silat. Anh là một trong những học trò cưng được võ sư chọn đào tạo chuyên môn võ thuật này. Năm 1994, Nguyễn Kim Hoàng tham dự giải vô địch quốc gia Pencak Silat đầu tiên. Cũng từ đó, anh là thành viên đội dự tuyển, tập luyện thường xuyên phục vụ các giải thể thao cấp quốc gia, khu vực châu Á...

{keywords}

Anh Hoàng rất thích thổi sáo

Anh còn có đam mê với công nghệ thông tin. Anh thi đỗ vào khoa Công nghệ thông tin của Viện Đại học Mở Hà Nội, rồi sau đó, ngoài công việc chính, vẫn đều đặn hàng ngày dạy võ cho các võ sinh.

Đến cuối năm 2005, Nguyễn Kim Hoàng và chị Hà Tố Lan nên duyên vợ chồng. Một năm sau, họ sinh đứa con đầu lòng.

Cuộc sống tưởng chừng sẽ trôi qua yên bình như vậy, cho đến một ngày mắt anh bỗng dần mờ đi. Đi khám, bác sĩ phát hiện anh mắc căn bệnh lupus ban đỏ.

Căn bệnh quái ác này đã khiến một bên mắt của anh hỏng hẳn và hệ miễn dịch dần đào thải mắt thứ hai, không thể cứu chữa được. Thận cũng hỏng dần, 3 lần 1 tuần anh phải đến bệnh viện để chạy thận.

{keywords}

Mỗi lớp võ, anh chỉ nhận từ 10-15 học viên.

Từ một thanh niên, một võ sư dũng mãnh, người trụ cột gia đình giờ đây phải nằm trên giường bệnh, anh rất bi quan. Luôn giam mình trong căn phòng nhỏ, anh thấy mình thật vô dụng. Anh cảm thấy sợ hãi khi mở đôi mắt ra, cả thể giới của mình chỉ là một màu đen bao trùm.

Gia đình anh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi toàn bộ sinh hoạt và phí chạy thận đều dựa vào việc buôn bán của vợ và khoản lương hưu nhỏ của người cha già.

Cuộc sống gia đình túng bấn đến mức đã có lúc anh tuyệt vọng nghĩ đến cái chết cho nhẹ gánh nặng trên vai người vợ trẻ.

{keywords}

Việc dạy võ đối với người tỏ đã vất vả đối với người mù như anh lại càng khó hơn.

Không đầu hàng số phận

Trong những ngày tháng đen tối, anh luôn được người thân trong gia đình quan tâm, chăm sóc, đặc biệt là người vợ tần tảo, luôn cố gắng mạnh mẽ để cùng anh chống chọi với bệnh tật.

Bên cạnh anh còn có rất nhiều học trò, họ vực anh khỏi giường bệnh, động viên anh không đầu hàng số phận. Đó là động lực to lớn để anh quyết định trở lại với công việc dạy võ mà anh đã gắn bó bao năm.

{keywords}

Anh Chu Gia Thái - một học trò, đồng thời là trợ giảng của võ sư Nguyễn Kim Hoàng.

Được học trò ra sức giúp đỡ từ việc thuê địa điểm, may đồng phục đến chiêu sinh, ngày 19/3/2010, anh Nguyễn Kim Hoàng trở lại lớp võ.

Những ngày đầu trở lại với công việc thật không dễ dàng. Mắt không còn sáng như xưa nữa nên việc đi lại là một vấn đề lớn. Ban đầu, học trò tới đưa đón anh. Thấy bất tiện, anh tập đi xe buýt.

Anh phải nhờ mọi người xung quanh chỉ số xe rồi tự dò đường bằng gậy để đến được nơi mình cần đến. Anh muốn tự mình làm được chứ không phải làm phiền tới người khác.

{keywords}

Ba lần một tuần anh Hoàng phải vào bệnh viện chạy thận.

Các biến chứng do chạy thận nhân tạo thường xuyên rình rập anh như hạ huyết áp, chuột rút, thiếu máu… Nhưng bằng tình yêu nghề, anh vẫn cố gắng tập dù những động tác đó có chậm chạp hay không đủ tinh tế.

Anh nói: “Luyện võ như đã ăn sâu vào máu thịt vào tôi rồi, dù chạy thận về khá mệt nhưng tôi vẫn cố gắng đi dạy vì ngồi nhà không làm gì buồn lắm...”.

Hiện tại anh đang dạy tại 3 câu lạc bộ võ thuật ở Đại học Ngoại ngữ, công viên Bách Thảo và Trường THPT Trương Định. Điều đáng nói là các lớp này đều không thu bất cứ loại phí nào. Những người theo học gồm nhiều lứa tuổi, ngành nghề.

Em Đoàn Nhật Linh, lớp 4, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, võ sinh nhỏ tuổi nhất của anh chia sẻ: “Em rất khâm phục ý chí nghị lực của thầy Hoàng. Học ở đây ngoài nâng cao sức khỏe, rèn luyện bản thân, em còn học được nhiều điều bổ ích từ thầy".

Anh Hoàng không chỉ dạy học sinh võ thuật mà còn dạy về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù sức khỏe ngày càng kém đi, các giác quan bị hạn chế, nhưng việc dạy võ không chỉ giúp anh có niềm vui, động lực để sống chiến đấu với bệnh tật mà còn giúp anh thấy mình còn có ích cho đời.

Kiều Ly