{keywords}
Ngày 17/2, đền Bà Chúa Kho (Cổ Mễ, Bắc Ninh) nêm cứng người

 

{keywords}
Việc suy tôn Bà Chúa Kho là sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và tôn vinh người anh hùng văn hóa có công mở mang một vùng đất. Trong lịch sử nước ta thì có ba Bà Chúa Kho được ghi chép lại ở Nam Định, Giảng Võ (Hà Nội) và ở Bắc Ninh. 

 

{keywords}
Bà Chúa Kho vốn là vị thần có phần khiêm nhường trong lớp áo của một “nhân vật lịch sử”, nay lại trở thành người cho “vay” tài lộc đến với những kẻ hành hương, những người mong muốn sử dụng được vận may của Bà để thăng tiến trong sự nghiệp

 

{keywords}
Mặc dù tiền vay-trả chỉ là vàng mã mang tính ước lệ nhưng có giá trị rất lớn lên đến hàng trăm triệu đồng. Người ta quan niệm rằng, có đồ lễ hậu hĩnh để làm đẹp lòng thần thánh thì mới mong có lợi nhuận thực tế với chi phí đã bỏ ra, dù cuối cùng, tất cả được thiêu thành tro để gửi về nơi các thần trú ngụ.

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Những mâm "vàng, bạc" chi chít khắp nơi  

 

{keywords}
Với tâm lý, đầu năm đi “vay” thì ắt cuối năm phải có “trả” nợ Bà Chúa Kho vậy nên, cứ dịp đầu năm là du khách khắp nơi đổ về mua rất nhiều vàng mã để đốt.

 

{keywords}
Khu vực đốt vàng mã lúc nào cũng nghi ngút khói

 

{keywords}
Người ta đốt nhiều tới độ, trên mái của khu đốt vàng mã,  tro tàn của những núi vàng - bạc giả lưu lại, bay lơ lửng giữa không trung rất ô nhiễm môi trường. Chưa kể, chỉ cần một luồng gió thổi qua, bất cứ ai đứng ở khu vực này cũng "chết sặc". 

 

{keywords}
Hoa của người này dâng chưa đầy vài phút, hoa của người khác chèn vào, cuối cùng, số phận của những bông hoa vẫn còn tươi, có khi Bà Chúa Kho cũng chưa "chứng dám lòng thành" đã bị chất đống. Rất lãng phí. 

 

 

Vạn người đổ về Yên Tử, vẫn cảnh chà tiền vào cột chùa Đồng

Vạn người đổ về Yên Tử, vẫn cảnh chà tiền vào cột chùa Đồng

 Sáng nay (tức mùng 10 tháng Giêng), hàng nghìn tăng ni, phật tử và du khách trong và ngoài nước tìm lên Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh lễ chùa đầu năm. 


Tình Lê