Sau 72h khử khuẩn, phân xưởng có F0 được tái hoạt động

Theo hướng dẫn, khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong nhà máy, DN cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp; mẫu Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 cho cơ sở sản xuất kinh doanh và mẫu phòng, chống dịch cho người lao động. 

Khi phát hiện có ca nhiễm Covid-19 trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất, DN báo ngay cơ quan y tế có thẩm quyền và thực hiện cách ly các ca nhiễm theo 1 trong 3 phương thức sau: Cách ly F0 trong khu cách ly tập trung của DN (nếu DN tổ chức được khu cách ly đủ điều kiện theo quy định tương tự như quy định cách ly F0 tại nhà). Tổ chức đưa người lao động F0 về cách ly tại nhà nếu nhà của người lao động đủ điều kiện cách ly theo quy định. Đưa F0 đi cách ly tập trung theo quy định.

{keywords}

Doanh nghiệp có thể tự xét nghiệm sau khi được tập huấn 

Sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19, DN dừng hoạt động tại khu vực, bộ phận F0 làm việc để khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Khu vực, bộ phận này được phép tái hoạt động sau 72h kể từ khi hoàn tất quá trình khử khuẩn. Đồng thời, các ca F1 phải được xét nghiệm PCR mẫu đơn ngay khi phát hiện F0 và tổ chức cách ly F1 tương tự như cách ly F1 tại nhà trong khi chờ kết quả PCR lần đầu tiên. Các F1 có kết quả PCR âm tính được làm việc tại phân xưởng. 

Để chủ động xử lý khi có ca F0, TP khuyến khích DN bố trí khu vực y tế hoặc “Bệnh viện dã chiến mini” trong đơn vị. 

DN tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động

Hướng dẫn của TP.HCM khẳng định, việc tổ chức xét nghiệm phải được xem là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn. Các DN tổ chức xét nghiệm nhanh cho từng lao động hoặc xét nghiệm PCR mẫu gộp; thực hiện định kỳ 7 ngày/lần. 

Việc xét nghiệm nhanh có thể thực hiện theo 2 phương thức sau: DN chủ động phối hợp với cơ quan y tế (công lập, ngoài công lập) đủ điều kiện tổ chức xét nghiệm theo quy định của ngành y tế. 

Doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan y tế (công lập, ngoài công lập) đủ điều kiện tổ chức xét nghiệm theo quy định của ngành y tế để tổ chức tập huấn cho nhân viên chuyên trách lấy mẫu của DN. Sau khi được cơ quan y tế chứng nhận đủ điều kiện, DN có thể tự mua bộ xét nghiệm nhanh (theo danh mục của Bộ Y tế) và tổ chức lấy mẫu, lập danh sách kết quả gửi cơ quan y tế xác nhận kết quả xét nghiệm.

UBND. TP cũng khuyến khích DN tham gia đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động theo nguyên tắc: TP cung cấp vắc xin miễn phí; DN phối hợp với các cơ sở y tế được phép tiêm chủng để tổ chức tiêm cho người lao động.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thiên Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM (HBA) kiến nghị, đối với các DN “3 tại chỗ” chưa được tiêm mũi một thì TP cần nhanh chóng hỗ trợ kịp thời, để các công nhân được tiêm mũi 1. Đối với công nhân đã tiêm mũi một thì TP triển khai tiêm mũi 2 sớm khi đã đủ thời gian chờ giữa hai lần tiêm.

Đặc biệt, đối với công nhân tại TP.HCM đang tạm về các địa phương, ông Long cũng kiến nghị TP gửi văn bản tới các tỉnh/thành, tạo điều kiện hỗ trợ công nhân được tiêm mũi 2 ở địa phương. Mục đích, khi các DN hoạt động trong điều kiện bình thường mới, công nhân quay trở lại TP sản xuất sẽ đảm bảo an toàn, tạo tâm lý an tâm cho DN, người lao động đang thực hiện sản xuất. 

Cũng theo đại diện HBA, cần thực hiện nhanh mô hình “Bệnh viện dã chiến”, “Khu thu dung” đối với các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao để DN chủ động chăm sóc sức khỏe công nhân một cách tốt nhất, cũng như giảm bớt áp lực của ngành y tế trong hỗ trợ DN nếu xuất hiện người lao động F0 khi đang sản xuất kinh doanh.

Quảng Định 

Người dân ở TP.HCM xếp hàng dài trước siêu thị chờ mua thực phẩm

Người dân ở TP.HCM xếp hàng dài trước siêu thị chờ mua thực phẩm

Trưa 20/8, rất đông người dân ở TP.HCM dồn về các siêu thị xếp hàng dài chờ vào mua lương thực, thực phẩm để chuẩn bị cho những ngày giãn cách tiếp theo.