Tranh luận tại QH về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội, ĐB Phạm Văn Hòa nhận định kỳ này sửa luật là phải sửa vấn đề nào bất hợp lý, chứ không phải chỉ có một số điều mà Ban soạn thảo đề ra. 

Ông nêu thực tế từ đầu nhiệm kỳ tới nay, rất nhiều ĐBQH bị cho thôi làm nhiệm vụ nhưng chưa bao giờ Quốc hội biểu quyết cho thôi đại biểu nào, mà là do UB Thường vụ Quốc hội.

"Tôi nghĩ tại sao có những trường hợp đương nhiên có quy định hẳn hoi như vậy, gần cuộc họp của Quốc hội cũng nên để cho Quốc hội cho ý kiến, cho thôi làm nhiệm vụ 1-2 đại biểu, không phải qua UB Thường vụ Quốc hội"- ông Hòa đề xuất.

{keywords}
ĐB Phạm Văn Hòa

Về cơ cấu thành viên các UB Quốc phòng an ninh của QH, ĐB Hòa cho rằng là chưa phù hợp. UB QPAN hiện nay cơ cấu chỉ có sĩ quan quân đội, sĩ quan công an biệt phái qua làm thường trực UB.

Ông Hòa đặt vấn đề tại sao không cơ cấu giống những thành viên UB khác, là ĐBQH khác không phải là sĩ quan công an, quân đội. Khi cơ cấu như vậy thì việc thẩm tra các dự án luật của công an, quân đội sẽ khách quan hơn.

Chúng tôi được giao "súng" nhưng không được giao "đạn"

ĐB Nguyễn Thanh Xuân (TP Cần Thơ) nêu đoàn ĐBQH và ĐBQH chuyên trách ở địa phương hoạt động có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn.

"Chúng tôi luôn phấn đấu, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên, chúng tôi được giao "súng" nhưng mà không được giao "đạn", chúng tôi tự tìm kiếm, vận động nguồn" - ông Xuân phân tích.

Cụ thể, ĐBQH chuyên trách trực tiếp làm việc với Văn phòng của đoàn, nhưng liên quan đến tuyển dụng nhân sự như lái xe, tạp vụ, nhân viên thì không được quyền đề nghị, mà phải Trưởng đoàn. Cũng không được khen thưởng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, nơi làm việc.

Ông đề nghị bổ sung quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn ĐBQH, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước ở TƯ và địa phương cùng đảm bảo, đặc biệt hàng năm phân bổ nguồn kinh phí này cho đoàn ĐBQH.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thanh Xuân: ĐBQH không được khen thưởng nhưng được tiếng là ĐBQH

"Cần bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn vượt quyền, trách nhiệm của công tác thi đua, khen thưởng đối với ĐBQH chuyên trách, nhằm tạo điều kiện để phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của đại biểu chuyên trách.

Thực ra hàng năm, chúng tôi không thuộc đối tượng được xét khen thưởng mà vinh dự được tiếng là đoàn ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội luôn động viên, cử tri đồng tình ủng hộ" ĐB Xuân nói.

40% ĐBQH chuyên trách để có cơ sở quy hoạch bố trí cán bộ

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) bày tỏ nhiều tâm tư về những tồn tại, hạn chế
trong hoạt động Quốc hội. 

Ông cho rằng, khi thông qua Luật Tổ chức Quốc hội các ĐB khóa 13 đều kỳ vọng sắp tới sẽ đủ 35% ĐB chuyên trách nhằm tháo gỡ những bất cập nhưng vẫn không đạt yêu cầu. Trong tổng số 483 ĐB có 167 ĐB chuyên trách, nếu 316 ĐB kiêm nhiệm dành cho Quốc hội đúng 1/3 thời gian, với cách quy đổi đơn giản sẽ thấy thực chất chỉ có khoảng hơn 260 ĐB hoạt động toàn thời gian.

Nếu khóa 15, đảm bảo 35% thì số chuyên trách cũng đạt 175 ĐB với 325 ĐB kiêm nhiệm và thực trạng hiện nay liệu khóa mới có tiếp tục điệp khúc gỡ rối, đổi mới đẩy mạnh nâng cao. 

{keywords}
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương): Thực chất chỉ có khoảng hơn 260 ĐBQH hoạt động toàn thời gian

Đồng quan điểm với việc tăng ĐB chuyên trách, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), đề nghị xem xét lại tỷ lệ ĐBQH chuyên trách ít nhất là 35% tổng số ĐBQH. Vì việc tăng thêm số lượng ĐBQH chuyên trách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sắp xếp, bố trí, kiện toàn bộ máy của Hội đồng Dân tộc, các UB của Quốc hội và đoàn ĐBQH. Các ĐBQH chuyên trách ngày càng khẳng định rõ vai trò là lực lượng nòng cốt. 

Ông đề nghị quy định tỷ lệ tối thiểu ĐBQH chuyên trách là 40% để có cơ sở phấn đấu quy hoạch bố trí cán bộ.

"Nếu chúng ta nói cứ quy định là tối thiểu, ít nhất là 35%, chúng ta có thể phấn đấu lên 40%, 50%, 60% nhưng nói như thế thì rất vô cùng, chúng ta không có ngưỡng để phấn đấu. Chúng ta chỉ cần làm 35,1% cũng khá rồi. Tôi đề nghị nên mạnh dạn nâng lên ít nhất là 40% để chúng ta phấn đấu".

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) lo ngại, Quốc hội mà không làm được đạo luật tốt làm cơ sở cho hoạt động của mình thì rất đáng suy nghĩ. Theo ông Nhưỡng, hiện vẫn còn 9 nhóm vấn đề lớn dự thảo luật vẫn còn rất tâm tư và ngổn ngang.

ĐB Nhưỡng cho rằng ĐBQH không thể và không nên là công chức hành pháp, tư pháp, vì như vậy sẽ khó có thể thực hiện triệt để nguyên tắc hiến định, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

ĐBQH là người của nhân dân, trước hết phải được lựa chọn từ nhân dân và do nhân dân lựa chọn. Đại biểu dân cử là chính khách nhưng không nên bị ràng buộc bởi ngành mà phải bị ràng buộc bởi cử tri.

Trước đó, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết, hiện giờ số ĐBQH còn 483.

So với từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số lượng ĐBQH giảm 13 người do bị cho thôi làm nhiệm và miễn nhiệm.

Trong đó có một số ĐBQH bị kỷ luật đảng, sau đó thôi làm ĐBQH như: ông Võ Kim Cự, bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Lê Đình Nhường, ông Hồ Văn Năm, Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh...


Trần Thường - Thu Hằng

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh có nên là đại biểu Quốc hội?

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh có nên là đại biểu Quốc hội?

Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh có nên là ĐBQH và đại biểu chuyên trách còn có ý kiến khác nhau. Tây thế nào và ta nên như thế nào là một số điểm cần làm rõ thêm.