Bà Thanh cho biết, ứng cử viên ĐBQH chuyên trách ở Trung ương phải đáp ứng một số điều kiện như phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ từ vụ trưởng, giám đốc sở ngành và tương đương trở lên; đã được quy hoạch làm ĐBQH chuyên trách.

Trưởng ban Công tác Đại biểu cũng cho hay, theo hướng dẫn số 36 của Ban Tổ chức Trung ương, một số lĩnh vực cần thiết phải có cơ cấu ĐBQH nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, đảm bảo đúng quy định.

{keywords}
Trưởng ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh

Ngoài ra, Đảng đoàn Quốc hội đã có công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương để trao đổi về việc này. Ngày 28/2, Ban Tổ chức Trung ương đã có công văn nhất trí với ý kiến của Đảng Đoàn Quốc hội giới thiệu các nhân sự phó vụ trưởng và tương đương tham gia ứng cử ĐBQH chuyên trách và một số vụ trưởng mà tại hội nghị hiệp thương lần 2 có nhiều ý kiến quan tâm.

5 vụ phó được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV

Trưởng ban Công tác Đại biểu cung cấp đầy đủ thông tin về 5 trường hợp là vụ phó và tương đương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.

Thứ nhất là một Phó vụ trưởng Vụ hoạt động giám sát, thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Thứ 2 là Phó vụ trưởng Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Thư ký Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH chuyên trách tại Ủy ban Tư pháp.

Thứ 3 là trường hợp hàm Vụ phó vụ, thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội, hiện nay đang tiếp tục làm thư ký cho Phó chủ tịch Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật.

Thứ 4 là trường hợp hàm Vụ phó, Vụ phó Vụ Tài chính ngân sách, thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH chuyên trách tại Ủy ban Tài chính Ngân sách.

Thứ 5 là một Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng, Văn phòng Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.

{keywords}
Các đại biểu đã nhất trí thông qua danh sách 205 người ở Trung ương ứng cửa ĐBQH khóa XV.

Theo bà Thanh, Đảng đoàn Quốc hội qua rà soát nhận thấy trường hợp này là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản có năng lực chuyên môn sâu nổi trội, nhiều kinh nghiệm về xây dựng pháp luật công tác giám sát, tham mưu quyết định những vấn đề quan trọng, có uy tín, triển vọng phát triển.

Cả 5 trường hợp này đã được quy hoạch ĐBQH chuyên trách từ năm 2018, được các Ủy ban của Quốc hội giới thiệu với số phiếu tín nhiệm cao.

Trong đó, có trường hợp là ĐBQH khóa XI, có trình độ tiến sĩ có chuyên môn sâu và có 16 năm trong ngành giáo dục và đào tạo có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động dân cử.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn số 36 của Ban tổ chức Trung ương, thư ký của Ủy viên Bộ Chính trị, các Phó Chủ tịch Quốc hội được hưởng phụ cấp 0,9 tương đương với Vụ trưởng thuộc Tổng cục và Giám đốc Sở.

Do đó, các trường hợp này đã được thống nhất thực hiện quy trình bổ nhiệm chức vụ, Vụ trưởng và tương đương để đảm bảo thực hiện thống nhất đồng bộ trong hệ thống chính trị. Văn phòng Quốc hội và đang chờ hướng dẫn cụ thể của Trung ương về chế độ, chính sách đối với đội ngũ trợ lý thư ký lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đều là những người có năng lực nổi trội
 
Ngoài ra, bà Thanh cũng giải trình cụ thể về 2 trường hợp vụ trưởng và tương đương đang có nhiều ý kiến băn khoăn.

Cụ thể là Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội ứng cử ĐBQH chuyên trách thuộc Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

Đây là cán bộ người dân tộc đã có 26 năm công tác tại cơ quan nhà nước, có trình độ đào tạo thạc sĩ, đã kinh qua các vị trí công tác, trong đó có 14 năm công tác ở cơ sở địa bàn miền núi, 12 năm công tác ở cơ quan Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội.

“Đồng chí được cấp ủy đánh giá là cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, khiêm tốn. Nếu được giới thiệu ứng cử có khả năng đóng góp cho hoạt động Quốc hội”, Trưởng ban Công tác Đại biểu nói.

Còn Chánh văn phòng Đảng đoàn Văn phòng Quốc hội được giới thiệu ứng cử ĐBQH chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV.

Đây là cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số, là cán bộ nhiều năm công tác ở các vị trí khác nhau, trình độ đào tạo thạc sĩ đã kinh qua nhiều 15 công tác ở địa phương, 14 năm công tác ở các cơ quan Trung ương, kiêm nhiệm ở tổ chức hữu nghị Việt Nam, 10 năm công tác ở Văn phòng Quốc hội.

“Đồng chí được cấp ủy đánh giá là cán bộ nữ, trẻ am hiểu lĩnh vực pháp luật, có thực tiễn công tác. Nếu được giới thiệu ứng cử sẽ có khả năng đóng góp cho hoạt động của Quốc hội”, bà Thanh khẳng định, những nhân sự được chọn giới thiệu ứng cử ĐBQH chuyên trách đều là những người có năng lực nổi trội.

Sau khi nghe giải trình, hầu hết đại biểu đều bày tỏ đồng tình về sự tiếp thu, lắng nghe và báo cáo giải trình cụ thể của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những nhân sự này. 

Hội nghị sau đó đã biểu quyết và thống nhất cao thông qua danh sách 205 người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có các trường hợp nêu trên.

Thu Hằng

Con cháu lãnh đạo không đủ chuẩn cũng không được vào danh sách bầu ĐBQH

Con cháu lãnh đạo không đủ chuẩn cũng không được vào danh sách bầu ĐBQH

Phó ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, dù là con cháu lãnh đạo nhưng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì cũng không được đưa vào danh sách để bầu ĐBQH.

Chân dung 28 thành viên Chính phủ

Chân dung 28 thành viên Chính phủ

Với việc kiện toàn 15 nhân sự mới cùng 13 người đương nhiệm, Chính phủ có 28 thành viên gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, 5 Phó Thủ tướng cùng 22 bộ trưởng, trưởng ngành.