- ĐBQH nêu thực tế, dân biết nhiều DN, biệt phủ, xe sang của "thái tử, phò mã, cậu ấm cô chiêu" dù tuổi còn ít nhưng riêng tài sản cho chân dài là chưa bị lộ.

Phát biểu góp ý dự thảo luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi tại hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, ĐB Đinh Duy Vượt, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Gia Lai nhấn mạnh, việc xác định đối tượng kê khai là mấu chốt kiểm soát tài sản. 

Chưa xoáy vào “tảng băng chìm”

Ông Vượt cho rằng nếu chỉ quy định phạm vi người thân phải kê khai như dự thảo thì chưa xoáy vào “tảng băng chìm” là những đối tượng mà dân hoài nghi.

{keywords}
ĐB Đinh Duy Vượt

"Cử tri muốn mở rộng đối tượng kê khai. Dân biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, nhiều DN, biệt phủ, xe sang mà được coi là của thái tử, phò mã, cậu ấm cô chiêu”, ĐB Đinh Duy Vượt nói. 

Ông dẫn các vụ án tham nhũng cho thấy nhiều tài sản được tẩu tán cho bố, mẹ, người thân đứng tên như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh...

Ông cũng bổ sung thêm: “Riêng tài sản cho chân dài là chưa bị lộ” và cho rằng tài sản tham nhũng không tự nhiên mất đi mà biến hoá như ma trận, lòng vòng, nhưng cuối cùng vẫn đổ về túi cán bộ.

“Tham nhũng để làm gì?", ĐB tỉnh Gia Lai hỏi và tự trả lời: để “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Vì vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp cũng nằm ở đây. Cho nên nhân dân muốn mở rộng, người thân phải kê khai tài sản, thu nhập. Còn cứ băn khoăn quyền này quyền kia của công dân thì không đánh được vào gốc rễ của tham nhũng.

“Vàng sợ gì lửa mà không kê khai. Người có chức, thực quyền mới "nuôi gà đẻ trứng vàng”, “sân sau”, tham nhũng...”, ông Vượt nhấn mạnh.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nêu thực tiễn xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm thời gian qua cho thấy, một số cán bộ, công chức, viên chức có tài sản giá trị rất lớn.

Tuy nhiên việc không giải trình được hợp lý nguồn gốc cũng chưa có cơ chế để xử lý tài sản, thu nhập này đã gây nghi ngờ trong dư luận.

Toà án quyết định sổ phận tài sản không rõ nguồn gốc

Liên quan đến xử lý tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho biết, có 3 loại ý kiến chủ yếu là xử lý bằng truy thu thuế, xử lý hành chính và xem xét, quyết định tại toà án và UB Thường vụ QH đề nghị chọn phương án xem xét, quyết định tại toà án.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Cụ thể, tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ chuyển kết luận xác minh và các tài liệu có liên quan để yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình.

Tòa án ra quyết định thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm nếu người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc. Toà cũng có quyền bác yêu cầu của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong trường hợp quyết định người có nghĩa vụ kê khai đã giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm.

Theo bà Nga, ưu điểm của các phương án này, theo UB Thường vụ QH là thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của luật PCTN hiện hành; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN.

“Việc giao Tòa án xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình cũng bảo đảm tính khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên. Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng”, bà Lê Thị Nga nói.

Ngoài ra, phương án này không mâu thuẫn với quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm chứng minh. Bởi hiện hành đang quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo luật.

Mặt khác, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn phải có trách nhiệm chứng minh tính không hợp lý trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai.

Ủng hộ phương án này, ĐB Trần Văn Lâm nhấn mạnh, bản chất tài sản không giải trình được thì thu hồi và ông tin số đông nhân dân sẽ ủng hộ. Việc qua bước toà xem xét quyết định sẽ đảm bảo minh bạch, công khai, chặt chẽ hơn.

ĐB Đinh Duy Vượt cho rằng xử lý theo hướng phán quyết của toà là phù hợp với nhiều nước. Phương án truy thu thuế là khó khả thi, không thực tiễn và dễ bị lạm dụng vì “tài sản của anh mà anh còn không chứng minh được thì rất khó cơ quan nào xác minh được”.

“Tài sản mà không giải trình được nguồn gốc thì chắc có quá nhiều tài sản, nhiều nguồn. Còn tài sản lớn như đất đai, nhà cửa mà không giải trình được thì có gì đó sai sai, nguỵ biện”, ông nói.

'Người đứng đầu để tham nhũng phải từ chức đi chứ'

'Người đứng đầu để tham nhũng phải từ chức đi chứ'

ĐB Vũ Trọng Kim cho rằng, người đứng đầu không quản lý được, để xảy ra tham nhũng thì phải phải từ chức đi chứ.

Vũ Đình Duy: Điển hình lên rất nhanh, thất thoát ngàn tỷ rồi trốn mất

Vũ Đình Duy: Điển hình lên rất nhanh, thất thoát ngàn tỷ rồi trốn mất

Vũ Đình Duy là điển hình của việc đi lên rất nhanh, được giao bao nhiêu dự án hàng nghìn tỉ đồng gây thất thoát lớn rồi trốn ra nước ngoài.

Tài sản của Vũ 'nhôm' nằm trong tay ai, thu hồi được không?

Tài sản của Vũ 'nhôm' nằm trong tay ai, thu hồi được không?

ĐB Nguyễn Bá Sơn hỏi: Vũ nhôm nhiều tài sản công, từ nhà cửa đất đai. Vậy những tài sản này nằm trong tay ai và có thể thu hồi được không?

'Không thể nói vụ đánh bạc xuyên quốc gia là ở Tổng cục Cảnh sát'

'Không thể nói vụ đánh bạc xuyên quốc gia là ở Tổng cục Cảnh sát'

Thượng tướng Lê Quý Vương khẳng định: Không thể nói vụ đánh bạc xuyên quốc gia vừa qua là xảy ra ở Tổng cục Cảnh sát.    

Cơ chế nào để không xảy ra những vụ Vũ 'nhôm', Út 'trọc'?

Cơ chế nào để không xảy ra những vụ Vũ 'nhôm', Út 'trọc'?

Nhắc đến vụ Vũ 'nhôm', Út 'trọc', ĐB Trương Trọng Nghĩa băn khoăn: "Cơ chế kiểm soát những hoạt động mang tính chất bình phong như thế nào?".

Thu Hằng