- Đơn vị tổ chức chương trình "Trái tim Việt Nam" cố gắng giải thích với VietNamNet về việc vì sao hộ nghèo tham gia được hưởng lãi gấp gần 5 lần số tiền ban đầu, dù chương trình không mang tiền huy động được để đầu tư sinh lời. Quy trình đó giống như chơi... hụi.

Đóng nhiều lần 1,2 triệu!

Trong buổi làm việc với VietNamNet ngày 2/12, ông Trần Đức Trung - Chủ tịch Hội đồng thành viên “Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới” (Trung tâm) cho biết hình thức hoạt động của mô hình mà ông đang điều hành giống như… chơi hụi!

“Các thành viên tham gia sẽ đóng góp khoản tiền ban đầu 1,2 triệu đồng. Khoản này chính là cơ sở để cấp 'mã', mỗi 'mã' sẽ được nhận số lãi hơn 5 triệu đồng. Họ tự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau” - ông Trung nói.

Theo ông Trung, người tham gia khi nhận được số tiền hơn 5 triệu đồng sẽ “quay vòng” để hỗ trợ trở lại những người tham gia sau, nghĩa là họ sẽ tiếp tục đóng khoản tiền 1,2 triệu đồng tiếp theo (chứ không phải chỉ đóng 1,2 triệu đồng để được hưởng 5,7 triệu đồng như nhiều người đang nghĩ - PV). 

{keywords}
Bà Lê Thị Hằng và ông Trần Đức Trung trong buổi làm việc với VietNamNet ngày 2/12 
Theo cách giải thích này, các hộ nghèo không được hưởng lợi khi “đầu tư” vốn ban đầu là 1,2 triệu đồng (và sẽ được tăng lên gấp gần 5 lần sau 19 tháng). Họ “vay nợ” từ những hộ nghèo khác, và “trả nợ” vào thời gian sau đó.

“Trung tâm trích ra một phần kinh phí từ số tiền huy động được để hoạt động, điều hành mạng lưới; chi phí hoạt động của các đại lý tại các tỉnh thành” - ông Trần Đức Trung cho biết.

Ngoài số tiền được “trích” ra để điều hành hoạt động, người tham gia chi tiền thật vào các sản phẩm khác mà họ “được nhận” (hiện vật là phân bón, thực phẩm chức năng) với giá trị 150 ngàn đồng. 

“Trung tâm có khoản thu được là tiền % được trích lại từ việc tiêu thụ các sản phẩm” - ông Trung giải thích.

Trong suốt quá trình làm việc với VietNamNet, ông Trung cố gắng giải thích về việc làm sao từ số tiền 1,2 triệu đồng có thể nhận lại 5,7 triệu đồng (mà không phải do đầu tư sinh lời).

Ông nói: Mạng lưới khoảng 30.000 người, đợt đầu tiên sẽ có 3.000 người được hưởng lãi (số tiền hơn 5 triệu đồng). Khi nhận đủ số tiền này, họ sẽ phải “quay đầu” trở lại (tiếp tục đóng 1,2 triệu đồng - như một hình thức trả nợ).

"Luật chơi" được thông báo bằng miệng

Những người “tình nguyện” vào mạng lưới này ký vào đơn tình nguyện với những điều khoản không như những gì họ được truyền miệng. 

Trong tất cả những giấy tờ mà thành viên tham gia nhận được (gồm đơn tự nguyện tham gia chương trình, chính sách hỗ trợ, phiếu thu) tất cả đều không có nội dung nào thể hiện rằng khi nhận được số tiền Trung tâm hỗ trợ (hơn 5 triệu cho khoản đóng góp 1,2 triệu) sẽ phải tiếp tục đóng tiếp nhiều lần 1,2 triệu đồng, như lời ông Trung.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Toàn bộ giấy tờ mà người dân nhận được đều không thể hiện việc phải đóng nhiều lần 1,2 triệu để được hưởng 5,7 triệu đồng
Thực tế mà VietNamNet tìm hiểu cho thấy ở rất nhiều địa phương (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An hay Hải Dương), người dân đều không biết việc phải đóng 1,2 triệu đồng nhiều lần mà tưởng chỉ phải đóng 1,2 triệu cho 1 lần là nhận được 5,7 triệu tiền hỗ trợ.

Bà Nguyễn Thị Thẹ, một thành viên tại xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, Hải Dương) cho hay: “Đại diện” của Trung tâm phổ biến, chỉ cần đóng 1,2 triệu đồng sẽ được nhận hơn 5 triệu đồng.

“Tôi cứ nghĩ cái giấy mà người ta đưa cho tôi là hợp đồng góp vốn, có điều khoản ràng buộc, nhưng khi đọc lại thì lại là nội dung “đơn tự nguyện tham gia”. Như thế này thì rõ ràng chúng tôi chẳng cãi lại được với họ, vì nếu thắc mắc hay ra cơ quan pháp luật, họ nói chúng tôi tự nguyện 'ủng hộ' chứ có phải là đóng tiền để được hưởng lợi đâu” - bà Thẹ cho biết. 

Trao đổi với VietNamNet chiều 2/12, ông Hồ Sỹ Thanh - hội viên của Trung tâm, chi nhánh Nghệ An cho biết, theo cách hiểu của ông thì mỗi hội viên tham gia gói hỗ trợ 5,7 triệu đồng chỉ cần đóng 1,2 triệu. Sau 19 tháng sẽ nhận đủ 5,7 triệu và không cần phải đóng thêm bất kỳ khoản nà. 

Khi được hỏi về số tiền 4,5 triệu đồng còn lại lấy ở đâu để chi trả, ông Thanh nói: "Cái này thì phải hỏi ở Trung tâm, thực sự tôi cũng không hiểu được. Nhà hảo tâm trong và ngoài nước sẽ hỗ trợ cho Trung tâm. Nguồn nữa là qua bán đấu giá các bức tranh của các vị ủng hộ cho trung tâm'' - ông Thanh nói.

Ông Trung cho biết việc thông tin không rõ ràng đầy đủ như thế này "có thể do các đơn vị bên dưới phổ biến chưa đầy đủ, vì tôi không thể làm trực tiếp với 30.000 người". "Quy trình này được phổ biến cho các đại lý. Người tham gia nộp tiền giống như là một giao dịch dân sự" - ông Trung nói.

Tuy nhiên, khi được VietNamNet hỏi "giao dịch dân sự này có hợp đồng ràng buộc hay không", ông Trung nói: "Nó được hiểu như… hợp đồng miệng"!

'Phải bí mật danh tính người ủng hộ, cũng như làm từ thiện cho chùa'

Nguồn vốn dùng để “hỗ trợ” người nghèo, ông Trung cho biết có 70% đóng góp của các thành viên (các hộ nghèo); 20% tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức hảo tâm; 10% hoạt động kinh doanh của Trung tâm.

Ông Trung cũng nhấn mạnh, có điều luật quy định về việc “bí mật thông tin” hoạt động của Trung tâm, bí mật thông tin các cá nhân tham gia ủng hộ, tài trợ.

“Đại sứ thiện chí vì sự nghiệp phát triển nông thôn mới” Lê Thị Hằng giải thích: “Cũng như làm từ thiện cho chùa, có ai người ta đến điều tra đâu. Cứ ngồi một chỗ, có người mang đến ủng hộ cả trăm tỷ như thường”.

Kiên Trung - Quốc Huy