- Tình trạng sạt lở ở ĐBSCL diễn biến rất phức tạp, hàng loạt căn nhà của người dân đã bị “hà bá” nuốt chửng.

Ngày 9/5, người dân sinh sống ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu (huyện An Phú, An Giang) vẫn chưa hết hoảng hồn khi chứng kiến vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào chiều qua khiến 6 căn nhà bị sụp xuống kênh, hàng chục người dân phải khiếp vía bỏ chạy.

{keywords}
Sạt lở kinh hoàng khiến 6 căn nhà ở An Giang rơi xuống kênh.

Ông Nguyễn Văn Múc (68 tuổi) tận mắt chứng kiến cảnh ngôi nhà của gia đình mình được xây dựng sau nhiều năm tích góp bị nhấn chìm xuống sông trong phút chốc. 

“Trước đó, tôi thấy có hiện tượng nứt rồi. Chiều hôm qua thì 3 căn đổ sụp hoàn toàn xuống kênh, trong đó có nhà tôi. Chỉ ít phút sau, 3 căn nhà nữa tiếp tục bị “hà bá” nuốt. Giờ cả nhà tôi không biết đi về đâu”, ông Múc nhớ lại.

Theo ông Cao Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Phú Hữu, đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 80m, có nơi ăn sâu 10m, 6 căn nhà bị sụp xuống kênh. Ngoài ra, 2 căn nhà phải di dời khẩn cấp. Mỗi căn nhà ước thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

“Đối với những hộ này trước mắt được chính quyền hỗ trợ 1 triệu đồng tiền mặt. Sắp tới, ngoài những hộ đã di dời, địa phương tiếp vận động tiếp 8 hộ còn lại di dời khỏi tuyến kênh để tránh bị ảnh hưởng”, ông Diệu nói.

{keywords}
Hiện trường vụ sạt lở khiến 16 căn nhà ở huyện Chợ Mới nằm gọn dưới lòng sông.

Sau khi vụ sạt lở diễn ra, ngành chức năng huyện An Phú đã phong tỏa hiện trường và hỗ trợ những hộ dân có nhà bị ảnh hưởng. Bước đầu, nguyên nhân vụ sạt lở được xác định là do thuỷ triều xuống thấp và biến đổi khí hậu.

Trước đó, người dân ở ấp Mỹ Hội (xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang) vô cùng hoảng hốt khi vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra khiến 16 căn nhà bị nhấn chìm dưới sông. 

Đến nay, có hơn 106 ngôi nhà được di dời, ước tính thiệt hại chục tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi, An Giang hiện có 51 đoạn có nguy cơ sạt lở, với tổng chiều dài 162km, chiếm 40% đường bờ sông trên địa bàn. Trong đó, 15 đoạn dài 30km nằm trong tình trạng sạt lở nguy hiểm, uy hiếp hơn 20.000 hộ dân.

Nguyên nhân tình trạng sạt lở được cho là do biến đổi khí hậu, thay đổi dòng chảy, thời tiết bất thường, quá tải về xây dựng hạ tầng, giao thông…

Diễn biến rất phức tạp

Tại tỉnh Đồng Tháp, tình trạng sạt lở đang ở mức báo động cao. Đặc biệt, là ở khu vực ven sông Tiền thuộc xã BìnhThành (huyện Thanh Bình), hàng trăm hộ dân đang sống trong tình trạng phập phồng lo sợ, bởi “hà bá” có thể nổi giận nuốt chửng nhà của họ bất cứ lúc nào.

Theo người dân cho biết, tình trạng sạt lở ở khu vực này kéo dài nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhất là năm nay, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, đầu tháng 4/2017, đã xảy ra sạt lở với đoạn dài 250 m, sâu vào trong 25m ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân ven tuyến sông Tiền. Ngay sau đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền.

Theo ghi nhận tại hiện trường, hiện tại tình trạng sạt lở vẫn đang tiếp tục lấn sâu vào Quốc lộ 30 - tuyến quốc lộ huyết mạch nối liền tỉnh Đồng Tháp và Campuchia. Có những đoạn sạt lở chỉ còn cách Quốc lộ 30 từ 15 - 25m.

{keywords}
Tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng ở Đồng Tháp.

“Mép sạt lở chỉ còn cách Quốc lộ 30 khoảng 15 m nên rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp căn cơ thì sạt lở sẽ còn nguy hiểm hơn”, ông Nguyễn Văn Hùng - phó trưởng ấp Bình Hòa nói và cho biết, hiện tại người dân khu vực này luôn phải sống trong cảnh phập phồng vì không biết khi nào “hà bá” tiếp tục kéo nhà mình xuống sông.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nương có nhà bị sạt lở, hiện phải sống tạm trong trường mầm non xã Bình Hòa nghẹn ngào nói, giờ gia đình tôi mất nhà cửa không biết ở đâu.

“Miếng ăn hàng ngày còn khó khăn nên chuyện mua miếng đất để cất nhà là điều viễn vong. Giờ chỉ biết sống tạm trong căn phòng của trường mầm non cũ kỹ này thôi, vì không còn lựa chọn nào khác”, bà Nương nghẹn ngào nói.

Anh Nguyễn Thanh Điền cho hay, gần tháng trước khi sạt lở, đất và nhà của mình có dấu hiệu nứt nên ban đêm cả nhà phải thay phiên nhau canh chừng để kịp chạy trốn.

“Từng nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng sạt lở kinh hoàng như vậy, cũng may cả nhà đi đều an toàn”, anh Điền nói.

Xử lý nghiêm “bảo kê” cát tặc

Trước tình trạng sạt lở đang xảy ra nghiêm trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện thực hiện tốt các quy định,chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh về thăm dò, khai thác cát sông.

Theo đó, Sở TN&MT tỉnh phải tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cát lòng sông và nạo vét trên địa bàn tỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản. 

Phối hợp với Sở TN&MT các tỉnh giáp ranh quản lý về khai thác cát sông, đặc biệt tại những khu vực giáp ranh giữa các tỉnh và khu vực sạt lở.

{keywords}
Khai thác cát trên Sông Tiền.

Công an phối hợp với cơ quan chứ cnăng ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát và nạo vét trái phép, không phép.

Đặc biệt, UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định, nơi nào để xảy ra vi phạm về khai thác cát sông thường xuyên, kéo dài,gây bức xúc trong dư luận thì người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền quản lý địa bàn phải chịu trách nhiệm.

Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên có hành vi “bảo kê”, tiếp tay, bao che, dung túng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.

Sạt lở ở An Giang: Mệnh lệnh của Phó Chủ tịch tỉnh

Sạt lở ở An Giang: Mệnh lệnh của Phó Chủ tịch tỉnh

Mệnh lệnh phải quan trắc lòng sông ngay lập tức của Phó Chủ tịch tỉnh đã giúp tránh khả năng thiệt hại về người, trực tiếp là các hộ dân sống ở bờ sông.

Lo sạt lở lan rộng, An Giang kiến nghị di dời 20.000 hộ dân

Lo sạt lở lan rộng, An Giang kiến nghị di dời 20.000 hộ dân

Sáng nay, Bộ Trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Bộ TN&MT đã trực tiếp thị sát khu vực sạt lở bờ sông Vàm Nao (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Thứ trưởng Nông nghiệp: ‘Sạt lở bờ sông là sự cố thiên tai nặng nề’

Thứ trưởng Nông nghiệp: ‘Sạt lở bờ sông là sự cố thiên tai nặng nề’

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định vụ sạt lở ở An Giang là rất nặng nề. Nguyên nhân là do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sau sạt lở ở An Giang, nhà cửa tan hoang, thiệt hại tài sản cả tỷ đồng, người dân phải sống trong trường học, chùa chiền...

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Người dân có nhà cửa bị nhấn chìm xuống sông trong vụ sạt lở kinh hoàng ở An Giang khẳng định, nguyên nhân là do khai thác cát bừa bãi…

Hoài Thanh