Ở tuổi 32, mang thai đứa con thứ hai, cầm từ phiết kết luận mắc chứng tiểu đường thai kỳ, thời gian dài nằm điều trị tại bệnh viện, Phạm Thị Kiều Oanh được tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Họ là những mẹ bầu giống chị, người lớn tuổi hơn tôi, trẻ hơn tôi cũng có. Đặc biệt chị chứng kiến quá nhiều ca biến chứng mà phần lớn bệnh nhân đều không biết đó là biến chứng của căn bệnh tiểu đường: điển hình nhất là mù mắt, hoại tử các bộ phận...

 

{keywords}
Phạm Thị Kiều Oanh trên cánh đồng gạo thảo dược của mình.

Hoang mang, chán nản nhưng khi nhìn con và nhìn hoàn cảnh của những người mẹ, của những bệnh nhân giống mình, chị dần lấy lại tinh thần để đi tiếp không bỏ cuộc dù có như thế nào đi nữa. Trong chị lúc đó là sự  khát khao cần phải làm gì đó cho mình và cho cộng đồng để giảm bớt hậu quả và sự phát triển của căn bệnh mà người ta thường gọi là "Bản án ung thư dài hạn". 

Xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân, chị Kiều Oanh đã bàn với chị gái cùng mở một cửa hàng thực phẩm sạch trong ngõ nhỏ để có được sự yên tâm về nguồn gốc thực phẩm cho gia đình. Sau đó, tôi có thể làm hoặc chí ít là phân phối một sản phẩm tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.  

Bắt đầu gắn bó với sản phẩm gạo mầm và cốm nhưng Kiều Oanh luôn ấp ủ ý nghĩ tìm cho ra một vùng trồng lúa thuận tự nhiên hoàn toàn vì hạt gạo lứt muốn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao nhất phải được gieo trồng ở những vùng như vậy.

Và rồi, chị đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp thuận tự nhiên. 

{keywords}
Việc bắt tay làm nông nghiệp là một chuyển biến lớn nhất trong cuộc sống của Kiều Oanh lúc đó.


Niềm đam mê với nông nghiệp, đam mê với hạt gạo đã đưa chị biết tới và dừng chân ở ruộng rươi. Con Rươi là một món ăn đặc sản mang lại giá trị kinh tế rất lớn của người dân vùng nước lợ, được ví như “lộc Trời” chỉ xuất hiện ở một số vùng cửa sông có điều kiện phù hợp. 

Rươi chỉ sống được trong môi trường tự nhiên không hóa chất nên ruộng rươi là vùng đất hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây hại cho rươi. Những cây lúa được trồng trên những ruộng rươi như vậy đạt tiêu chuẩn canh tác tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Vậy là, chị Kiều Oanh đã quyết định đầu tư vào trồng lúa gạo lứt trên những ruộng rươi tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng. 

Việc lựa chọn và đưa trồng giống lúa để cho sản phẩm gạo lứt ngon, đảm bảo dinh dưỡng không hề dễ dàng. Vì không phải loại lúa nào cũng phù hợp với điều kiện nước lợ cũng như con nước lên xuống như vậy.

Sau thời gian thử nghiệm, chị Oanh thấy chỉ một số giống như: giống lúa tiến vua 01, lúa tím thảo dược Omega là những giống lúa rất khỏe, có khả năng chống chịu tốt mới sinh trưởng được trong điều kiện này.

"Làm nông nghiệp theo phương pháp canh tác tự nhiên thật không đơn giản chút nào. Trước hết, đó là thời gian sinh trưởng tự nhiên của cây lúa ở đây kéo dài tầm 6 tháng mới cho thu hoạch và mỗi năm cũng chỉ có một vụ, vụ còn lại là thời gian để cho đất nghỉ cũng là để chuẩn bị cho việc thu hoạch con Rươi, nên sản lượng thu được không nhiều.

Tiếp đó, để bảo vệ môi trường sống cho rươi, tất cả mọi công đoạn cấy, gặt… đều phải làm bằng thủ công, mà nguồn nhân lực tại các vùng quê luôn thiếu vì phần lớn người dân đã chuyển đổi sang ngành nghề khác. Hạt gạo trồng theo tự nhiên nên chất lượng hạt to, hạt nhỏ không đồng đều, giá bán cao hơn giá hiện tại trên thị trường cũng là một trở ngại khi giới thiệu đến khách hàng.

Dù đối mặt với không ít khó khăn, nhưng quyết tâm theo đuổi nông nghiệp bền vững, tôi luôn không ngừng nghiên cứu để mang lại nhiều giá trị hơn cho hạt gạo quê mình. Nhân rộng mô hình để bà con có đời sống khấm khá, thoát nghèo bằng chính hạt gạo quê hương", chị Kiều Oanh chia sẻ.

{keywords}
Thành phẩm từ gạo ruộng rươi. 

Sản phẩm mang tên gạo ruộng rươi của chị mộc mạc giản dị diễn tả đúng nguồn gốc xuất xứ của một loại Gạo: Gạo được thu hoạch khi canh tác trên những đầm lấy Rươi tự nhiên. Để tăng thêm giá trị cho hạt gạo, chị Oanh và các thành viên trong dự án tiếp tục phát triển thêm các chế phẩm phụ khác để phục vụ cuộc sống, đem lại sự an toàn và yên tâm cho người sử dụng. Ngoài sản phẩm gạo lứt, người tiêu dùng còn có thêm lựa chọn với sữa gạo lứt thảo dược, cốm gạo, mì gạo, dấm gạo…

Sau khi được thị trường trong nước đón nhận, chị Oanh tiếp tục mang sản phẩm sang giới thiệu tại Nhật. Đây quả là một quyết định liều lĩnh vì Nhật Bản là một quốc gia bảo hộ đặc biệt về nông nghiệp và các tiêu chuẩn họ đưa ra đều rất khắt khe. Nhưng chị tin rằng, những sản phẩm mang sự khách biệt đến từ Việt Nam, được sản xuất tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn chất lượng cộng thêm niềm đam mê của những người Việt trẻ sẽ sớm tìm được chỗ đứng của mình.

"Dù biết mình đang chọn con đường đi gian khó, nhưng tôi tin rằng đích đến đang ở rất gần, để có thể mang “ngọc vàng” trên những cánh đồng rươi của Việt Nam được đi xa hơn nữa".

Bài: Trần Duy Khánh - Nhóm PV
Ảnh: Vũ Tuấn Anh - Nhóm PV