Ảnh minh họa

Vừa qua, 4 hiệp hội gồm: Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) có văn bản kiến nghị "Chính phủ đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc xin khẩn trương và hợp pháp để tiêm miễn phí cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu".

Theo văn bản của 4 hiệp hội, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và trở nên nghiêm trọng tại các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam, 4 hiệp hội kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất lượng vắc xin để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của 4 ngành hàng xuất khẩu để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội được mua vắc xin từ nguồn cung tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động. Các Hiệp hội cho biết đã chủ động tìm nguồn cung vắc xin từ 1 tập đoàn tại UAE và kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm với đối tác hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam có đủ điều kiện triển khai thủ tục nhập khẩu, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động. Mọi chi phí để triển khai các hoạt động trên sẽ do các doanh nghiệp của các hiệp hội ngành hàng trực tiếp chịu trách nhiệm.

Xét kiến nghị trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Chăm lo cuộc sống và tiêm vắc xin để người dân an tâm ở lại vùng dịch

Chăm lo cuộc sống và tiêm vắc xin để người dân an tâm ở lại vùng dịch

Có thể nói, toàn bộ việc chăm lo cho cả người đi, người ở và đặc biệt là việc tiêm vắc xin không phân biệt đối tượng đã phát đi những tín hiệu tích cực nhất sau Công điện của Thủ tướng. 

Theo VGP