-Từ đam mê máy bay mô hình, sau hơn 4 năm nghiên cứu, ông Bùi Hiển, chủ một gara ôtô ở thị xã Thuận An, Bình Dương đã cho ra đời chiếc trực thăng mang tên “Giấc mơ”. 

Mới đây, ông đã thực hiện 'chuyến bay' thử nghiệm thành công ở độ cao 2m. Chi phí lắp ráp và sản xuất chiếc máy bay này, theo ông Hiển là gần nửa tỷ đồng.

{keywords}
Chiếc máy bay trực thăng mang tên “ Giấc mơ” do ông Bùi Hiển tự chế có chiều cao 2,4m, chiều dài 8,6m, sải cánh quạt dài 7,1m, tổng trọng lượng 390 kg. Máy bay tự chế của ông Hiển có thể bay với vận tốc 200km/h
{keywords}
 Chiếc máy bay trực thăng có chi phí gần 500 triệu đồng.
{keywords}
 Ông Hiển cho biết, để tạo nên một chiếc máy bay trực thăng, các cơ phận như cánh quạt, động cơ chính, đĩa điều khiển và động cơ đuôi...là những yếu tố quan trọng nhất.
{keywords}
Động cơ của máy bay là loại động cơ chính của xe đua công thức 1, nhập từ châu Âu.
{keywords}
 Đĩa điều khiển là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy bay. Ông Hiển ví nó như trái tim của con người. Đĩa nghiêng về bên nào thì máy bay sẽ bay về phía bên đó. Đĩa điều khiển là sản phẩm do chính ông chế tạo.
{keywords}
 Để có được cánh máy bay thực tế dài 7,1m bằng hợp kim nhôm, ông Hiển đã đặt hàng tại một công ty ở Đài Loan chế tạo một bộ khuôn riêng trị giá 56 triệu đồng, từ đó mới dập thành bộ cánh với chi phí cộng thêm là 4 triệu đồng.
{keywords}
 Cánh ở phần đuôi, một phần rất quan trọng của chiếc máy bay, được nhập từ nước ngoài.
{keywords}
Hệ thống làm mát được đặt sau buồng lái.
{keywords}
Ghế dành cho phi công, hiện chỉ ngồi được một người.
{keywords}
Cần lái máy bay được thiết kết rất đơn giản
{keywords}

 Nhiên liệu sử dụng cho máy bay giống như xe ô tô là xăng 92, trung bình 1 giờ bay sẽ tiêu hao khoảng 15 lít xăng.

{keywords}
Bình ắc-quy sử dụng trên trực thăng
{keywords}
Ống xả của máy bay.
{keywords}
Theo chia sẻ của ông Bùi Hiển, chiếc máy bay mang tên “Giấc mơ” có khả năng nâng trọng lượng lên tới 600kg.
{keywords}
Máy bay được ông Hiển hoàn thành sau khoảng 1,5 năm tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo. Sau đó ông dành thêm 6 tháng để vừa tập bay vừa cân chỉnh những chi tiết chưa hợp lý. Hiện tại, ông Hiển đã lắp đặt thêm hệ thống phun thuốc trừ sâu với mong muốn chiếc máy bay của mình sẽ có giá trị ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
{keywords}

Cha đẻ của máy bay tự chế mang tên 'Giấc mơ' mong rằng, một ngày nào đó, ông có thể 'đường đường chính chính' đưa 'đứa con tinh thần' của mình sải cánh đón gió, thỏa mãn đam mê làm chủ bầu trời.

Đinh Quang Tuấn.