Cầu Vĩnh Tuy và Cầu Thanh Trì bắc qua Sông Hồng nối liền trung tâm Thủ đô Hà Nội với 2 quận Gia Lâm, Long Biên và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ qua QL1, QL5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng...

Giờ cao điểm lưu lượng phương tiện qua cầu quá lớn nên ùn tắc giao thông xảy ra mỗi liên tục.

{keywords}
Cầu Thanh Trì cứ tai nạn giao thông là kẹt cứng

Anh Lê Văn Bắc ở Linh Đàm (Hà Nội) chia sẻ, hàng ngày từ 6h anh đã lên xe từ nhà qua cầu Thanh Trì đến công ty ở Phố Nối (Hưng Yên) làm việc. Sở dĩ phải đi sớm vì tránh khung giờ cao điểm sáng phương tiện qua lại trên vành đai 3 lớn dễ gây ùn tắc giao thông, nhất là đoạn qua cầu Thanh Trì.

Tuy nhiên, theo anh Bắc, giờ thấp điểm chẳng may xảy ra va chạm giao thông giữa các phương tiện trên cầu Thanh Trì thì đường vành đai 3 tắc không lối thoát.

“Chỉ cần va chạm xe tải lật chắn ngang mặt cầu, các phương tiện không lưu thông 10 – 15 phút là cầu Thanh Trì tắc cứng, có hôm tắc cả tiếng đồng hồ lên tận đường vành đai 3 trên cao. Tình trạng này xảy ra thường xuyên”, anh Bắc nói.

{keywords}
Nhiều hôm tai nạn cầu Thanh Trì gây ùn tắc kéo dài lên tận nút giao Pháp Vân. Ảnh: Zing

Tương tự, vào khung giờ cao điểm (sáng từ  7 đến 9h, chiều từ 17-19h) lưu lượng phương tiện qua lại cầu Thanh Trì rất lớn nên hầu như “hôm nào cũng tắc”, nhẹ thì tắc 10-15 phút còn không tắc cả tiếng đồng hồ, thậm chí có hôm tắc 2-3 tiếng nếu xảy ra và chạm, tai nạn giao thông trên cầu.

{keywords}
Cầu Vĩnh Tuy thường xuyên ùn tắc

Tương tự, Cầu Vĩnh Tuy nối quận Long Biên với trung tâm Hà Nội theo đường vành đai 2 và đê Nguyễn Khoái vào giờ cao điểm cũng thường xuyên ùn tắc kéo dài.

Hàng ngày đi làm qua lại cầu Vĩnh Tuy anh Hồ Sỹ Hào ở Long Biên chia sẻ, cầu Vĩnh Tuy được tổ chức giao thông không có dải phân cách cứng nên có tình trạng xe máy thường hay lấn sang làn ô tô dẫn đến va chạm giao thông thường xuyên.

“Đường đông, mỗi khi xảy ra va chạm giao thông là cầu lại kẹt cứng. Trong khi lối dẫn cầu Vĩnh Tuy xuống đê Nguyễn Khoái nhỏ hẹp, tạo thành nút thắt khiến phương tiện giao thông không thể thoát nhanh”, anh Hào nói.

{keywords}
Cảnh tượng thường gặp mỗi khi cầu Vĩnh Tuy tắc đường

 
Lưu lượng vượt thiết kế 7 - 8 lần

Trung tá Hà Văn Tuân - Đội trưởng đội CSGT số 14 công an TP Hà Nội cho biết, lưu lượng  phương tiện hàng ngày trên cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì cao gấp 7 đến 8 lần so với thiết kế nên vào giờ cao điểm tắc đường là không tránh khỏi.

Đặc biệt 2 cây cầu này là đường vành đai, nhiều xe tải trong lớn lưu hành vào ban đêm, tài xế khi qua cầu thường hay buồn ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn gây tắc đường.

"Hàng ngày chúng tôi phải  bố trí lực lượng cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ và tuần tra 24/24h theo hướng cầu Thanh Trì vào trung tâm và ngược lại. Thế nhưng chỉ cần một va chạm nhỏ có thể dẫn đến ùn tắc trên cầu" - trung tá Tuân cho hay.

{keywords}
Cầu Thanh Trì thường xuyên ùn tắc


Theo trung tá Tuân, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, vào các khung giờ cao điểm, người dân tham gia giao thông không tuân thủ luật, điều khiển phương tiện theo kiểu “điền vào chỗ trống” nên rất dễ dẫn đến ùn tắc kéo dài, đặc biệt là những ngày mưa cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy rất dễ tắc.

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, Cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì hiện nay lưu lượng phương tiện lưu thông lớn và trong những năm tới sẽ còn tiếp tục tăng nên ùn tắc là khó tránh khỏi.

Đặc biệt là cầu Thanh Trì với đường vành đai 3 trên cao thực tế sẽ còn “vượt tầm” kiểm soát trong vài năm tới. Do vậy Chính phủ, Bộ GTVT và Hà Nội cần có phương án tổ chức phân làm từ xa để “chia lửa” cho tuyến đường này.

Riêng với cầu Vĩnh Tuy, ông Liên hy vọng, việc xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 kết hợp với việc sớm hoàn thành đường trên cao Vành Đai 2 (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở) sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô trung tâm Hà Nội...

Theo VOV giao thông, qua phản ánh của tài xế lưu thông trên đường cho thấy tại cầu Thanh Trì khi xảy ra va chạm giao thông tài xế thường tự ý phá dải phân cách để chuyển làn gây ra ùn tắc tất cả các làn cùng chiều trên cầu.

Trong khi cầu Thanh Trì làn hỗn hợp rộng khoảng 3m nhưng các phương tiện lớn thường đi vào dẫn đến thường xuyên xảy ra va chạm gây ùn tắc trên cầu và đường vành đai 3.

Thảm cảnh 'chôn chân' nửa ngày trên con đường đau khổ bậc nhất Hà thành

Thảm cảnh 'chôn chân' nửa ngày trên con đường đau khổ bậc nhất Hà thành

"Ngày nào cũng tắc, tắc bất cứ giờ nào chứ không riêng giờ cao điểm, có hôm tắc cả nửa ngày", anh Nguyễn Thanh Hải nói về tuyến đường 70 (đoạn qua bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội). 

Gia Văn  – Phạm Hải