Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tại “Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19” diễn ra tại TP.HCM sáng nay (10/6).

{keywords}
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị 

Cũng theo ông Phong, số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố cho thấy có 2.274 công ty hoàn tất thủ tục giải thể và 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động.

Trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có khoảng 7.000 người lao động thất nghiệp. Một ngày mới bắt đầu có khoảng 230 người ở nhà và thất nghiệp.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, đến nay thành phố đã cơ bản kiểm soát được đợt lây nhiễm lần thứ 4 (bùng phát từ ngày 27/04), song tình hình dịch diễn biến còn phức tạp. Kinh tế thành phố nói chung và cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

“Sự phát triển phồn vinh của thành phố không thể tách rời quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, chắc chắn thành phố không thể đứng ngoài cuộc. Không để doanh nghiệp nào khó khăn vì sự chậm trễ của chính quyền”, ông Phong khẳng định.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết thêm về tình hình của doanh nghiệp tại địa phương. Cụ thể, lao động sụt giảm, nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu khan hiếm, tiếp cận khách hàng bị ảnh hưởng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, số lượng đơn hàng bị hoặc giảm đột ngột.

Dịch bệnh còn làm phát sinh thêm các chi phí phòng, ngừa. Những khó khăn khiến số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 5% so với cùng kỳ, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 24% so với cùng kỳ.

“Khó khăn của doanh nghiệp kéo theo người lao động bị ảnh hưởng như cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ việc, giãn việc, phải nghỉ luân phiên dẫn đến giảm thu nhập”, nữ giám đốc sở nói.

{keywords}
Hàng chục nghìn công nhân ở TP.HCM mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19

Có tâm lý coi doanh nghiệp, công nhân mang dịch bệnh

Cũng tại hội nghị, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn (TP Thủ Đức) cho biết, vừa qua tỉnh Đồng Nai ra thông báo 'cách ly 21 ngày' người từ TP.HCM. Điều này tạo ra hình ảnh xấu cho doanh nghiệp ở những vùng giáp ranh với Đồng Nai và đặc biệt là TP. Thủ Đức.

“Đây là một hình ảnh không đẹp. Doanh nghiệp và công nhân mang một cái gì đó như bệnh dịch. Đồng Nai hay sắp tới có thể một số tỉnh,TP sẽ không tiếp nhận. Điều này không thể lặp lại, những người làm doanh nghiệp chúng tôi không mong muốn xảy lần nữa”, vị doanh nhân này nhấn mạnh.

Trong khi đó, các doanh nghiệp TP.HCM xuất khẩu ở cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) rất lớn mà đã xuất khẩu ở cảng này thì phải đi qua tỉnh Đồng Nai.

Việc ra thông báo vào lúc 3h chiều và bắt đầu áp dụng vào 12h đêm đã ảnh hưởng hoàn toàn đến các lô hàng xuất khẩu. Các hãng tàu không thể chờ được, bởi trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì thời gian xếp hàng, để cho tàu xuất khẩu tính bằng phút chứ không tính bằng giờ. Do đó, ảnh hưởng tới doanh nghiệp và đặc biệt đến uy tín của các nhà xuất khẩu Việt Nam.

"Thành phố nên quan tâm vấn đề này, chúng ta đã nói nhiều về liên kết vùng, nhưng hiện còn thiếu sự nhất quán, đồng nhất giữa các tỉnh lân cận trong việc phối hợp khi ra các quyết sách", ông Anh nói.

TP.HCM lập tổ công tác đặc biệt về vắc xin, sớm tiêm cho toàn dân

TP.HCM lập tổ công tác đặc biệt về vắc xin, sớm tiêm cho toàn dân

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 diễn ra sáng nay.

Quảng Định - Hồ Văn