Những tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao, từ đó vấn đề đảm bảo chất lượng ATTP cần được đặc biệt chú trọng. Để giúp người dân và chính quyền địa phương có cái nhìn đúng đắn trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sử dụng thực phẩm an toàn, Cục ATTP Bộ Y tế đã tổ chức công tác tuyên truyền cơ động, cổ động và phát tờ rơi, tờ gấp rộng rãi đến người dân tại tỉnh Khánh Hòa ở hai khu vực thành phố Nha Trang và huyện Duyên Khánh.

{keywords}
 Tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Với thông điệp “Hãy đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm”, chương trình tập trung tuyên truyền vào ba đối tượng chính đó là: chính quyền địa phương và ban quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh; những người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; và cuối cùng là những người dân trực tiếp sử dụng thực phẩm cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.

{keywords}
 Ra quân tuyên truyền cơ động, cổ động và phát tờ rơi, tờ gấp nhằm giúp cho các cấp chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiểu đúng về an toàn thực phẩm.

Đối với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương cần phải quyết tâm ngăn chặn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi sống không an toàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn. Phối hợp với Cục ATTP tuyên truyền tới người dân về an toàn thực phẩm, từ đó nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh.

Đối với những người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nội dung thông điệp tuyên truyền bao gồm: không sử dụng cồn công nghiệp để pha và sản xuất rượu cho người tiêu dùng; vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm.

{keywords}
 Khánh hòa là tỉnh có 9 huyện thị thành phố với hơn 1,2 triệu dân (năm 2018 - Tổng cục Thống kê). Bởi thế hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm luôn diễn ra sôi động và tấp nập.

 

{keywords}
 Những người kinh doanh thực phẩm cần cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ; không sử dụng các chất bảo quản ngoài danh mục cho phép.

Đối với người dân, thông điệp nhấn mạnh: Vì sức khỏe của bản thân, vì an sinh xã hội, không lạm dụng rượu bia; mỗi người cần trở thành những nười tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi sống sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe; luôn luôn ăn chín, uống xôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

{keywords}
 Mỗi một người dân cần phải có nhận thức đúng đắn về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, chương trình cũng đã tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp tới đông đảo người dân tại các siêu thị và chợ với nội dung tuyên truyền về khả năng bị ngộ độc do sử dụng cá biển đông lạnh không đúng phương pháp; nhận biết đâu là nấm độc, đâu là nấm ăn được; tác hại của việc sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm; cách bảo quản các loại thực phẩm để đảm bảo an toàn khi sử dụng như: các loại thịt, trứng, rau, củ, quả, các loại hạt và thực phẩm khô…

Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm không bao giờ là thừa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong chính quyền địa phương và người dân là một việc làm cần thiết và cấp bách. Mỗi một người dân cần có ý thức tự giác thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm mỗi ngày.

Doãn Phong