YARI “bắt tay” cùng trường Đại học Cần Thơ

Trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Cần Thơ và Yanmar (Nhật Bản), YARI Việt Nam được thành lập vào năm 2013 nhằm phục vụ cho sự phát triển công nghệ, hướng đến năm 2024 giúp Việt Nam trở thành nước phát triển về cơ giới hóa và có nền nông nghiệp hiện đại.

Đến nay, YARI Việt Nam đã thực hiện một số công việc như: thực nghiệm về máy cấy lúa; so sánh năng suất ở một số mật độ cấy máy qua các mùa vụ khác nhau bằng công nghệ của Yanmar; giới thiệu công nghệ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp có tính năng gom rơm, cuộn rơm, băm rơm và xử lý phân hủy rơm làm phân bón lại cho đồng ruộng…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nông thôn và nông hộ cũng được YARI Việt Nam thực hiện để hiểu rõ hơn về đối tượng phục vụ, nhằm giới thiệu các công nghệ và sản phẩm mới. Cùng với đó, YARI cũng nghiên cứu khuynh hướng của chính sách nông nghiệp; nghiên cứu về việc tận dụng phế/phụ phẩm trong nông nghiệp và thủy sản, như rơm rạ, mỡ cá, bã cà phê, hạt cao su để tạo thành các sản phẩm có giá trị như: phân hữu cơ, nhiên liệu sinh học.

Thời gian qua, Yanmar đã tài trợ Đại học Cần Thơ máy móc nông nghiệp, thiết bị kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, chương trình thực tập sinh tại Việt Nam và Nhật Bản mới được khởi động nhằm cung cấp thêm kiến thức và trau dồi kỹ năng cá nhân cho sinh viên Đại học Cần Thơ.

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL

Cơ giới hóa đồng bộ là yếu tố cơ bản để tiến tới phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đảm bảo cho việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa được thuận lợi, bền vững, cần giải quyết các vấn đề quy hoạch và cải tạo lại đồng ruộng

ĐBSCL có diện tích gieo trồng hằng năm chiếm 52% tổng diện tích gieo trồng, đóng góp 56% tổng sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Ở ĐBSCL, diện tích đồng ruộng khá rộng, nông dân có tập quán chỉ làm đất tối thiểu thích hợp cho gieo sạ lan. Mặt khác, kỹ thuật làm mạ khai, mạ thảm không phải nông dân nào cũng làm được, phải làm có tính chuyên nghiệp. Đại diện YARI Việt Nam cho biết, đây là khúc mắc trong phát triển máy cấy. Vì vậy, khi khảo nghiệm máy cấy, YARI Việt Nam quan tâm đến điều kiện đồng ruộng để máy cấy có thể hoạt động tốt.

Cùng với đó,việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, đặc biệt là cây trồng cạn như: rau màu, đậu nành, bắp, khoai lang, mía đường, cây ăn quả… và thủy sản; cũng là điều YARI Việt Nam quan tâm trong quá trình góp phần vào cơ giới trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đại diện YARI Việt Nam cho biết, viện nỗ lực nghiên cứu công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL, về kinh tế xã hội trong nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nông dân. Đồng thời, YARI Việt Nam tổ chức những chương trình liên kết tập huấn cho cán bộ, nhân viên, nông dân; chương trình thực tập sinh cho sinh viên; hỗ trợ thực hiện đề tài nghiên cứu sinh của cán bộ... Đại diện YARI Việt Nam chia sẻ, viện còn hướng tới việc hiện thực hóa ngành nông nghiệp thân thiện với môi trường, kết hợp với những giải pháp năng lượng từ sinh khối.

{keywords}
Khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách hàng sử dụng  máy cấy lúa VP6 và VP7 D25

 

{keywords}
 Máy cấy lúa AP4 trên ruộng lúa-tôm kết hợp với nền đất yếu

 

{keywords}

 Bộ phận băm rơm cho máy gặt Yanmar

 

{keywords}

 Thử nghiệm bánh xe được thiết kế mới để phù hợp với ruộng lúa ĐBSCL

 

{keywords}

 Chuyển giao công nghệ mạ khay và vận hành máy cấy

(Nguồn: YARI Việt Nam)