Các diễn giả tại Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về các vấn đề quản lý chất thải rắn tổng hợp và biến đổi khí hậu; sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng như ý nghĩa của nó trong việc đạt được mục tiêu kinh tế tuần hoàn và phát thải ròng bằng không; cách thức điều phối các hành động và đầu tư tập thể cho nền kinh tế tuần hoàn, các giải pháp và hệ thống quản lý tài nguyên tổng hợp nhằm tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải theo hướng tuần hoàn và trung hòa carbon. 

{keywords}
Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Jan Wilthem Grythe, phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Ông Jan Wilthem Grythe nói “Cách tiếp cận đa bên của Na Uy, trong đó các cơ quan chính phủ/chính quyền các cấp hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, đã được chứng minh là một mô hình thành công trong nhiều mọi lĩnh vực (kể cả kinh tế tuần hoàn đối với ngành nhựa). Chúng tôi muốn chia sẻ mô hình này với Việt Nam”.

“Đại dịch Covid-19 là một cơ hội để tái thiết những cộng đồng của chúng ta theo các mô hình bền vững nhằm tạo dựng một tương lai xanh hơn và tốt đẹp hơn cho tất cả. Và một trong những cách tiếp cận để đạt được điều này đó là việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn”, ông Andre Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam phát biểu. 

Việt Nam đã đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (3R) chất thải nhựa. Mới đây, Bộ TN&MT đã cùng với UNDP công bố thành lập Mạng lưới Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam (Vietnam Circular Economy Hub) nhằm mục đích nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho tất cả các biên liên quan trong áp dụng các nguyên tắc Kinh tế Tuần hoàn; tạo sức mạnh tổng hợp, và tích hợp các nguồn lực tài chính và kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi Việt Nam thành một quốc gia phát triển carbon-thấp và tuần hoàn.

Tại Hội thảo hôm nay, các bên tham từ Na Uy, các nhà tài trợ quốc tế, giới nghiên cứu/học thuật và khối doanh nghiệp tư nhân đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng thành công nền kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa, qua đó giúp Việt Nam thực hiện những cam kết bảo vệ môi trường của mình và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững hơn và xanh hơn. 

Bảo Đức

Việt Nam-Na Uy tăng cường hợp tác kinh tế biển

Việt Nam-Na Uy tăng cường hợp tác kinh tế biển

Đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Na Uy - Việt Nam, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy đã ký kết ý định thư về phát triển hợp tác trong lĩnh vực nuôi biển quy mô công nghiệp.