Hệ thống vũ khí không gian này bao gồm các trạm vũ khí laser, hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô và các quốc gia đối thủ trên quỹ đạo thấp của Trái đất.

Washington kỳ vọng tạo ra hệ thống giúp Mỹ tăng khả năng tấn công hạt nhân đối phương, mà không bị đáp trả hoặc hạn chế thấp nhất thiệt hại của chiến tranh hạt nhân toàn diện.

{keywords}
Sơ đồ tính năng của chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”. Ảnh: Wearethemighty

Tuy nhiên, các mục tiêu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã bị thay đổi nhiều lần.

Năm 1987, mục tiêu ban đầu của chương trình bị chính chính quyền của ông Reagan cho là phi thực tế. Mục tiêu được chuyển đổi thành bảo vệ vũ khí hạt nhân của Mỹ. Năm 1991, chính quyền của Tổng thống Bush (cha) bổ sung hệ thống các vũ khí ngăn chặn Brilliant Pebbles (Đá kim cương) đặt trong vũ trụ. Tuy nhiên, mục tiêu của kế hoạch này lại là bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi một cuộc tiến công của 200 đầu đạn.

Năm 1997, mục tiêu bị thay đổi một lần nữa, chuyển sang bảo vệ nước Mỹ khỏi 5 đến 20 đầu đạn thông thường được phóng đi từ một nước đang phát triển thù địch với Mỹ đã có được các tên lửa đạn đạo tầm xa. Mỹ cũng vạch kế hoạch nâng cấp nhằm chống được nhiều đầu đạn hơn và vô hiệu hóa được đầu đạn thông minh. Tháng 7/2000, Tổng thống Bill Clinton quyết định ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa do trục trặc kỹ thuật, trong đó có sự thất bại của các vụ thử nghiệm và nguy cơ bị trả đũa cao.

Đến năm 2002, cùng với việc rút khỏi Hiệp ước Tên lửa đạn đạo (ABM) và triển khai các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa áp sát biên giới Nga, Tổng thống Bush (con) khôi phục lại hệ thống dưới thời Clinton. Hệ thống mới gồm 10 trạm mặt đất chống tên lửa tầm xa ở Alaska và California hoàn thành cuối 2004 và nâng lên 20 trạm vào 2005. Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch triển khai các trạm đánh chặn tên lửa tầm ngắn, tầm trung cả trên biển và trong vũ trụ.

Tuy nhiên, sau hơn hai thập kỷ theo đuổi, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vẫn không chứng minh được tính khả thi. Điều này nằm ở ngay các cuộc thử nghiệm tốn kém nhưng chỉ có tính tượng trưng. Bởi hệ thống phòng thủ được cung cấp trước và đầy đủ thông tin về cuộc tiến công của tên lửa đối phương, bao gồm vị trí và hình dạng của đầu đạn thật và đầu đạn giả.

Mỗi cuộc thử nghiệm sau đều là bản sao của những lần thử trước với những tên lửa đánh chặn, các mục tiêu cần ngăn chặn và điểm ngăn chặn giống nhau. Tốc độ nhanh nhất của tên lửa đánh chặn và đường bay của mục tiêu cần chặn đánh trong các cuộc thử nghiệm chỉ bằng một nửa so với thực tế. Các cuộc thử nghiệm cũng không xác định được khả năng đối phương có thể áp dụng biện pháp đánh lừa, “làm mù” hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Hơn nữa, để ngăn chặn thành công, hệ thống phòng thủ phải phản ứng nhanh chóng và chính xác tới mục tiêu mà các đặc điểm cơ bản của mục tiêu rất khó đoán biết. Hệ thống phòng thủ phải ra quyết định và hành động tức thì dựa trên các thông số từ bộ phận cảm biến. Đây là một việc quá khó cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, vì các cuộc thử nghiệm đều cho trước thông tin về mục tiêu cần tiêu diệt.

Các khiếm khuyết kể trên là những vật cản rất lớn cho quyết định triển khai hệ thống. Trong khi đó, luật pháp Mỹ cũng không cho phép Lầu Năm Góc triển khai bất cứ một hệ thống quốc phòng nào mà chưa được thử nghiệm thành công. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ còn góp phần đẩy nhanh cố gắng của các nước đối thủ của Mỹ trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo có khả năng “gây mù”.

Một trong những phương án là nghiên cứu, phát triển loại tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân có thể tự tách ra thành nhiều đầu đạn tiến công mục tiêu. Và như vậy, nước Mỹ không những không được đảm bảo an ninh chắc chắn mà còn đứng trước nguy cơ bị tấn công.

Sau hơn 20 năm thực hiện với chi phí khoảng 60 tỷ USD, chương trình đầy tham vọng này của Mỹ bị đánh giá là tốn kém và không hiệu quả. Nhiều người cho rằng quyết định tái triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của ông Bush (con) chỉ mang động cơ chính trị - phục vụ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2004, hơn là đảm bảo an ninh cho nước Mỹ.

Chính vì thế, “Chiến tranh giữa các vì sao” dần được thay thế bằng Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense/THAAD) - một chương trình riêng của Bộ Quốc phòng Mỹ được nghiên cứu hầu như song song, để bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong giai đoạn đầu của chúng.

Nguyên Phong

Mỹ triển khai nhiều ‘pháo đài bay’ B-52 tới Trung Đông

Mỹ triển khai nhiều ‘pháo đài bay’ B-52 tới Trung Đông

Theo Sputnik, động thái này là nhằm xoa dịu ‘các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực’.

Tìm hiểu ‘siêu xe tăng’ Mỹ  chế tạo trong Thế chiến Hai

Tìm hiểu ‘siêu xe tăng’ Mỹ chế tạo trong Thế chiến Hai

Trong Thế chiến Hai, nước Mỹ từng chế tạo ‘siêu xe tăng’ hạng nặng T28 với mục đích hủy diệt các cứ điểm quân sự của phát xít Đức.