Chú thích ảnh

Tổng thống Franklin D. Roosevelt phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức lần thứ tư, vào năm 1945. 

Nước Mỹ đã bước sang năm thứ 4 tham gia cuộc Đại chiến thế giới thứ 2, và Tổng thống Franklin D. Roosevelt tin rằng thời điểm như vậy chỉ thích hợp với một lễ nhậm chức đơn giản của ông vào ngày 20/1/1945.   

Theo trang History, để tiết kiệm tiền bạc và nhân lực giữa lúc đất nước đang phải thực hiện chế độ khẩu phần khí đốt và gỗ, Tổng thống Roosevelt quyết định sẽ không tổ chức buổi dạ tiệc kỷ niệm lễ tuyên thệ nhậm chức; cũng không có hòa nhạc, không có những quả bóng bay khai mạc; không ban nhạc diễu hành trên Đại lộ Pennsylvania. 

“Ai ở đây mà diễu hành?”, ông trả lời các phóng viên hỏi về kế hoạch cho lễ nhậm chức.

Trong lịch sử Mỹ, Abraham Lincoln là tổng thống duy nhất nhậm chức thời chiến, nhưng buổi lễ của ông vẫn được tiến hành với nhiều nghi thức truyền thống. Còn lần này, Roosevelt quyết định chọn bài toán kinh tế.

Mặc dù Quốc hội đã phê chuẩn chi 25.000 USD cho lễ nhậm chức, Tổng thống Roosevelt cam kết chỉ chi tiêu không đến 2.000 USD. Bỏ qua địa điểm truyền thống là Điện Capitol, ông chọn tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức công khai tại Nhà Trắng. 

Do đang bị bệnh suy tim, Roosevelt cũng lưu ý đến sức khỏe của ông khi quyết định tổ chức một lễ nhậm chức tối giản. Đây là buổi lễ lịch sử, không chỉ vì một tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức tới lần thứ tư, mà còn là buổi lễ ngắn kỷ lục.

Chú thích ảnh

Tổng thống Roosevelt ngồi xe lăn vì bệnh bại liệt. 

Bầu trời u ám bao phủ Washington DC vào sáng ngày 20/1/1945, phản ánh không khí nghiệt ngã thời chiến của đất nước. Mặc dù trận mưa tuyết đổ xuống thủ đô vào đêm hôm trước đã tạnh, Tổng thống Roosevelt vẫn không hài lòng với thời tiết. “Một ngày tồi tệ”, ông phàn nàn khi ngó đầu ra ngoài cửa sổ.

Nhưng James Roosevelt không nghĩ rằng tình trạng cha của anh khá được bằng thời tiết hôm đó. “Ôi ông lão, cha trông giống như địa ngục vậy”. Tổng thống cười, trả lời: “Cha hơi mệt, vậy thôi. Vài ngày tới mùa Xuân ấm áp sẽ giúp cha tươi tỉnh ngay”.

Có vẻ như nhiều người ủng hộ đã chú ý đến lời kêu gọi của Tổng thống Roosevelt đừng đến thủ đô dự lễ nhậm chức. Đám đông từng ước tính khoảng 150.000 người chứng kiến ông nhậm chức vào năm 1933, nay chỉ còn vài nghìn người, tràn qua cổng Nhà Trắng đứng trong lớp tuyết phủ dày và ẩm ướt trên Bãi cỏ phía Nam.

Vẻ yếu ớt của Roosevelt khiến cựu Đệ nhất phu nhân Edith Wilson, vợ góa của cựu Tổng thống Woodrow Wilson, hoảng sợ. “Tôi cảm thấy thật kinh khủng,” bà nói với thư ký Frances Perkins, "Ông ấy trông giống hệt như chồng tôi lúc suy sụp".

Bị liệt một phần cơ thể do bệnh bại liệt, Tổng thống Roosevelt vòng tay qua cổ con trai James và một nhân viên Sở Mật vụ nâng ông khỏi chỗ ngồi. Bám chặt bục diễn thuyết để giữ thăng bằng bản thân, Roosevelt quay lại đối mặt với Chánh án Harlan Stone và tuyên thệ nhậm chức.

Sau đó, Tổng thống phát biểu trước những người dân Mỹ khi cánh tay phải và cơ thể của ông run lên vì phải đứng. 

“Bạn sẽ hiểu và, tôi tin rằng, sẽ đồng ý với mong muốn của tôi rằng lễ nhậm chức này phải đơn giản và lời lẽ ngắn gọn”, ông nói trước khi phát biểu về thách thức mà đất nước phải đối mặt. “Chúng ta, những người Mỹ của ngày hôm nay, cùng với các đồng minh của chúng ta, đang trải qua thời kỳ thử thách lớn nhất. Đó là một bài kiểm tra lòng dũng cảm của chúng ta - về quyết tâm của chúng ta - về sự khôn ngoan của chúng ta - về nền dân chủ thiết yếu của chúng ta”.

Roosevelt đã trung thành với cam kết phát biểu ngắn gọn của mình. Chỉ sau 558 từ, bài diễn văn nhậm chức ngắn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ đã kết thúc. (Trước đó, chỉ có bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai dài 135 từ của Tổng thống George Washington là ngắn gọn hơn.) Toàn bộ lễ nhậm chức chỉ kéo dài 15 phút. 

Theo baotintuc.vn

Thượng viện Mỹ 'chốt' ngày bắt đầu xử luận tội ông Trump

Thượng viện Mỹ 'chốt' ngày bắt đầu xử luận tội ông Trump

Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer tuyên bố, từ 8/2 cơ quan lập pháp này bắt đầu mở phiên xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump về cáo buộc kích động bạo loạn trên Đồi Capitol.

Mỹ có Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên

Mỹ có Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên

Thượng viện Mỹ vừa chính thức phê chuẩn Lloyd J. Austin, người đã vượt qua các rào cản sắc tộc suốt 41 năm binh nghiệp, là Bộ trưởng Quốc phòng mới của nước này.