Từ ngày 25/7 tới nay, Việt Nam ghi nhận 384 ca Covid-19 mới liên quan đến Đà Nẵng, trong đó ổ dịch được xác định là Bệnh viện Đà Nẵng.

Việc dịch lây trong bệnh viện, lại chủ yếu rơi vào nhóm bệnh nhân có sức đề kháng yếu đã khiến tỷ lệ tử vong cao bất thường. Chỉ trong 10 ngày từ hôm 31/7, nước ta ghi nhận tới 13 bệnh nhân Covid-19 tử vong, đều là những người có bệnh nền.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch trong nước, các bệnh viện hiện trở thành một trong những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. 

Để tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo SARS-CoV-2, nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội đã khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, TS. Nguyễn Hữu Chiến – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, Viện đang điều trị cho gần 1.400 bệnh nhân nội trú.

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, đơn vị đã xác định chỉ ưu tiên những trường hợp nặng, trẻ nhỏ mới có người nhà chăm sóc, hạn chế tuyệt đối việc người nhà, người thân đến thăm bệnh nhân.

Được biết, ngay từ ngày 27/7, lãnh đạo Viện đã yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thân nhiệt tại cổng Viện với tất cả người đến khám chữa bệnh, người hiến máu tình nguyện và khách đến liên hệ công tác.

{keywords}
Đo thân nhiệt tại cổng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - Ảnh: BVCC
{keywords}
Lối đi khám bệnh và lối đi hiến máu được bố trí riêng biệt, khoa học nhằm phòng ngừa lây nhiễm - Ảnh: BVCC

Đồng thời, người dân tới Viện phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình việc đeo khẩu trang và vệ sinh bàn tay, giữ khoảng cách an toàn, khai báo trung thực các thông tin về tình trạng sức khỏe.

Khu vực khám bệnh, khu vực hiến máu và lối đi dẫn tới 2 khu vực này được bố trí riêng biệt, khoa học để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đơn vị cũng đã bố trí phòng cách ly đặc biệt dành cho người bệnh được sàng lọc có triệu chứng ho, sốt… ngay khi vào thăm khám.

Tại Bệnh viện K, quy định được đặt ra là “ai chưa khai báo y tế thì không vào bệnh viện”.

Theo đó, tất cả người bệnh trước khi đến khám, điều trị phải khai báo y tế online. Người nhà bệnh nhân, khách đến khám việc và 100% cán bộ y tế cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc vấn đề trên.

Trường hợp bất đắc dĩ chưa thể khai báo online, bệnh viện bố trí các bàn khai báo y tế ngay tại khu vực nhà để xe, sảnh các tòa nhà, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn để thuận tiện cho người dân khai báo tại đây.

Hiện nay, tại 3 cơ sở Phan Chu Trinh, Tam Hiệp và Tân Triều, Bệnh viện K đều bố trí các chốt sàng lọc trực 24/24 kiểm tra thân nhiệt và thông tin y tế, sàng lọc 100% người ra vào, kể cả cán bộ y tế.

Để hạn chế tối thiếu nguy cơ lây nhiễm, việc vào thăm người bệnh cũng được điều chỉnh. Theo đó, bệnh viện đề nghị không đến thăm người bệnh; mỗi người bệnh chỉ được đi cùng 1 người nhà. Điều này giúp các khoa, phòng điều trị hạn chế được số người di chuyển và giúp kiểm soát chặt chẽ hơn công tác sàng lọc bước 2 tại các khoa điều trị.  

Các bệnh nhân ung thư được bố trí suất ăn từ thiện tại căng tin hoặc suất ăn dinh dưỡng phục vụ tại buồng bệnh, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển ra ngoài để mua đồ, vừa đảm bảo vệ sinh trong thời điểm dịch như hiện nay.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cho biết: "Mục tiêu hàng đầu là không để xảy ra lây nhiễm chéo giữa nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc và các đơn vị thực hiện dịch vụ. Trước đó, việc không để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào bệnh viện sẽ được ưu tiên".

{keywords}
Điểm khám sàng lọc Covid-19 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo đó, các chốt kiểm soát được lập ngay từ cổng viện với quy định “chỉ những người đeo khẩu trang mới được vào bệnh viện”. Mọi lối vào các tòa nhà, khoa phòng đều có nhân viên trực với nhiệm vụ tầm soát nhiệt độ và  yêu cầu người bệnh phải đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay.

Bệnh viện chủ động tiếp đón, phân luồng với bệnh nhân cấp cứu thành diện nghi nhiễm hoặc không nghi nhiễm để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được yêu cầu cách ly ngay.

Theo PGS Hùng, vấn đề các y bác sĩ cần cẩn trọng trong thời điểm này là phải thay găng sau khi lấy máu cho mỗi bệnh nhân: “Nếu chỉ dùng một đôi găng cho nhiều người, điều này vô tình trở thành nguyên nhân lan truyền virus". Sau khi thay găng, vẫn cần rửa tay đúng cách để tránh lây lan mầm bệnh.

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã phân loại khu vực làm việc của nhân viên y tế để trang bị trang phục bảo hộ phù hợp theo từng nơi, gồm khu tiếp đón ban đầu, khu khám sàng lọc bệnh nhân nhiễm/nghi ngờ nhiễm nCoV, nhân viên vận chuyển bệnh nhân nhiễm/nghi ngờ nhiễm nCoV và trang phục khi vào buồng cách ly.

Hiện tại, bệnh viện đã chuẩn bị 1,5 triệu khẩu trang y tế, 100.000 khẩu trang vải, 100.000 bộ phương tiện chống dịch, 150.000 lít dung dịch rửa tay cho đợt dịch lần này.

Nguyễn Liên

Video theo chân bác sĩ cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng

Video theo chân bác sĩ cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện đang điều trị cho 12 bệnh nhân Covid-19 cần hồi sức, gồm 7 bệnh nhân nặng và 5 bệnh nhân đang thở oxy. Các bác sĩ vẫn đang theo dõi sát và nỗ lực hết sức để cứu sống những trường hợp này.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.