Trước đây, công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm thường nuôi cấy chung một tủ, mỗi lần kiểm tra bác sĩ phải lấy phôi ra dưới kính hiển vi. Song, sự hạn chế phương pháp này gây xáo trộn môi trường ảnh hưởng phôi của nhiều bệnh nhân, đồng thời mỗi phôi chỉ được lấy ra ngoài 3 lần. Điều này rất khó đánh giá và chọn lọc phôi tốt nhất làm tổ để đưa vào tử cung cho bệnh nhân hiếm muộn.

Với công nghệ nuôi cấy phôi mới, phôi của mỗi cặp vợ chồng sẽ được nuôi cấy riêng biệt ở trong tủ phôi bằng công nghệ mới. Mọi dữ kiện cũng như quá trình phát triển phôi đều được camera chụp lại 5 phút/lần ghi lại hình ảnh phôi ở từng giai đoạn phân chia. Bằng công nghệ này bác sĩ sẽ đánh giá chất lượng phôi mà không cần phải lấy ra ngoài.

{keywords}
Hệ thống phần mềm tích hợp công nghệ AI để phân tích lựa chọn phôi tốt nhất đưa vào buồng tử cung thai phụ. Ảnh: Vương Minh

Việc sự dụng hệ thống nuôi cấy phôi này được tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo sẽ giúp việc đánh giá phôi nhanh và chính xác hơn. Bằng phần mềm AI và kết quả chụp của camera 5 phút/ lần dữ kiện được đưa vào hệ thống phân tích chấm điểm phôi tốt, xấu chuẩn xác hơn người lựa chọn.

Sau khi trứng được thụ tinh thành phôi, phôi sẽ được nuôi cấy từ 2-6 ngày, môi trường nuôi cấy phôi được mô phỏng như tử cung của thai phụ để đảm bảo phôi được làm tổ với tỉ lệ cao nhất sau khi chuyển phôi vào buồng tử cung.

Theo bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thảo, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản một BV Bình Dương, quá trình nuôi cấy phôi quan trọng và có tính quyết định nhất trong một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Hệ thống tủ nuôi cấy phôi công nghệ mới đang được sử dụng nhiều tại châu Âu, Mỹ và các nước phát triển. Hiện, ngoài bệnh viện đang có 3 trung tâm khác ở nước ta đang kí kết chuẩn bị triển khai hệ thống này vào thụ tinh ống nghiệm.

 Phan Nhơn

Người phụ nữ sinh đôi ở tuổi 47, sau 21 năm hiếm muộn

Người phụ nữ sinh đôi ở tuổi 47, sau 21 năm hiếm muộn

 - Sự chào đời của hai bé sinh đôi như một phép màu với cặp vợ chồng 47 tuổi sau 21 năm chạy chữa vô sinh hiếm muộn.