Iran và 6 cường quốc lớn trên thế giới hôm 2/4 đã đạt được một thỏa thuận khung nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này trong ít nhất một thập niên.


{keywords}

Bước đột phá trên nhằm hướng tới một hiệp ước cuối cùng, giúp chấm dứt 12 năm chính sách bên miệng hố chiến tranh, đe dọa và đối đầu, Reuters đưa tin.

Thỏa thuận sơ bộ trên được các bên đạt được sau cuộc hội đàm dài 8 ngày ở Thụy Sĩ, giúp mở đường cho các cuộc đàm phán về một giải pháp nhằm làm dịu những lo ngại của phương Tây về việc Iran đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử, để đổi lại việc Iran sẽ thoát khỏi các trừng phạt kinh tế.

Mọi trừng phạt đối với Iran vẫn được giữ nguyên cho tới khi các bên đi tới thỏa thuận cuối cùng.

Sau khi các bên đạt được thỏa thuận sơ bộ, cảnh ăn mừng đã diễn ra ở khắp thủ đô Tehran của Iran. Các đoạn phim và ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy xe ô tô ở Tehran bấm còi trong khi mọi người vỗ tay.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama mô tả thỏa thuận khung trên là "thỏa thuận lịch sử với Iran" và so sánh nó với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân mà những người tiền nhiệm của ông đạt được với Liên Xô để "làm thế giới yên bình hơn" thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này vẫn cẩn trọng khi tuyên bố: "thành công vẫn chưa được bảo đảm". Vẫn còn nhiều chi tiết phải được các bên thống nhất. Các nhà ngoại giao nắm được thông tin về cuộc đàm phán cho hay, thỏa thuận vẫn rất mong manh. Họ cũng không loại trừ khả năng thỏa thuận vừa đạt được có thể bị sụp đổ trong khoảng thời gian từ giờ tới 30/6.

Theo các chuyên gia, việc đi tới một thỏa thuận cuối cùng khó hơn nhiều so với thỏa thuận khung.

Theo thỏa thuận sơ bộ, Iran sẽ ngừng hoạt động 2/3 số máy ly tâm đã lắp đặt nhằm sản xuất uranium, vốn có thể sử dụng để chế tạo bom, phá hủy một lò phản ứng có thể tạo ra plutonium, chấp nhận các đoàn kiểm tra.

Cuộc đàm phán giữa Iran và 6 nước, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Mỹ.

  • Hoài Linh