Hàng trăm nghìn người tiếp tục gây chấn động Brazil bằng các cuộc biểu tình lớn chưa từng có trong 2 thập niên qua.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


{keywords}

Bất chấp chính phủ đã có nhiều nhượng bộ để làm dịu tâm trạng tức giận của người dân, khoảng 300.000 người tiếp tục đổ xuống đường ở Rio de Janeiro trong khi hàng trăm nghìn người tuần hành ở nhiều thành phố lớn khác.

{keywords}

Người dân vẫn chưa thỏa mãn trước quyết định của các nhà chức trách dừng tăng giá vé vận tải công cộng vốn là nguồn cơn làm bùng nổ biểu tình, cùng những cam kết về chất lượng phục vụ tốt hơn.

{keywords}

Trong khi biểu tình chủ yếu vẫn phi bạo lực, ngày càng có nhiều người khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn trước.

{keywords}

Ở thủ đô Brasilia, hàng chục nghìn người diễu hành quanh các tòa nhà Quốc hội và Tòa án Tối cao, thậm chí còn châm lửa đốt ở bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao.

{keywords}

Làn sóng biểu tình dâng cao đã khiến Tổng thống Dilma Rousseff hoãn chuyến công du tới Nhật Bản vào tuần tới.

{keywords}

Báo chí Brazil đưa tin, có hàng trăm trường hợp bị thương nhẹ trong khi biểu tình, bao gồm một phóng viên truyền hình ở Rio de Janeiro bị trúng đạn cao su của cảnh sát.

{keywords}

Mục tiêu của các cuộc biểu tình đã mở rộng sang phản đối thuế khóa, lạm phát, tham nhũng và các dịch vụ công yếu kém ở bệnh viện, trường học, đường sá và cả trong ngành cảnh sát.

{keywords}

Brazil hứng chịu biểu tình 6 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm tới. Và sau gần một thập niên bùng nổ kinh tế đưa nước này vượt trội trên trường quốc tế, Brazil đang bước vào một thời kỳ bất ổn.

{keywords}

Tăng trưởng kinh tế chưa đầy 1% trong năm ngoái, lạm phát hàng năm ở mức 6,5% và sự tụt giảm tín nhiệm trong giới đầu tư quốc tế đã phủ bóng lên những gì từng là bầu không khí lạc quan về Brazil.

{keywords}

Tình hình hiện nay đang buộc các chính trị gia cùng các đảng phái ở Brazil phải xem xét lại chiến lược của mình.

{keywords}

Thanh Hảo (Tổng hợp)