Trong nhiều vụ việc, người vay tiền không có khả năng trả nợ nên tìm đến cái chết để giải thoát. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp người nợ tiền gặp sự cố bất ngờ dẫn đến tử vong.

Vậy, số tiền nợ của người đã tử vong sẽ được giải quyết như thế nào?

Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng luật sư Trung Hòa

Trong giao dịch vay tiền thì bên cho vay có nghĩa vụ cho vay đúng số tiền thỏa thuận và bên vay có nghĩa vụ trả nợ (kèm theo lãi vay nếu có).

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Trường hợp không may người vay tiền chết thì người thừa kế tài sản có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người chết trong phạm vi di sản thừa kế, căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo Điều 615, trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi tài sản do người chết để lại.

Còn trong trường hợp di sản đã được chia, thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tương ứng theo tài sản người chết để lại, nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng sẽ chấm dứt khi "Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện".

Như vậy, giao dịch vay sẽ chấm dứt khi cá nhân/pháp nhân vay tiền chết hoặc chấm dứt hoạt động. Nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được thực hiện dựa trên căn cứ di sản mà người chết để lại. Trường hợp người thừa kế không trả nợ như đã nêu ở trên, chủ nợ có quyền khởi kiện để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đối với người nhận di sản của người chết.

(Theo Zing)

Nợ xấu 483.200 tỷ đồng và con số cụ thể của từng ngân hàng qua 6 tháng

Nợ xấu 483.200 tỷ đồng và con số cụ thể của từng ngân hàng qua 6 tháng

Nợ xấu, nợ tiềm ẩn của các tổ chức tín dụng là 483.200 tỷ đồng, theo số liệu báo cáo tại phiên họp Quốc hội. Nợ xấu từng ngân hàng 6 tháng qua cũng đã lộ diện qua báo cáo tài chính.