1. Không bỏ trứng cùng rổ:

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn phải nhớ rõ một quy tắc bất di bất dịch: Bất cứ thứ gì sinh lời đều đi kèm rủi ro, vậy nên đừng bỏ toàn bộ trứng vào cùng 1 rổ. Bởi bất kỳ hình thức nào, dù an toàn đến đâu, cũng tồn tại những xác suất rủi ro khó lường như: ngân hàng phá sản, tài khoản bị hack,... Thế nên, nếu sở hữu một khoản tiền lớn, để tránh gặp phải "họa vô đơn chí", mất sạch sành sanh, hãy "chia trứng vào nhiều rổ".

2. Linh hoạt rút tiền mà không cần tất toán trước hạn:

Kỳ hạn gửi tiết kiệm của ngân hàng thường được chia thành các nấc sau: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 15 năm. Thông thường kỳ hạn tiết kiệm càng dài, lãi suất sẽ càng cao. Tuy nhiên, đừng dồn toàn bộ tiền vào gửi tiết kiệm dài hạn, mà hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn. Như vậy, khi cần thiết, chỉ cần rút 1 trong số những số tiết kiệm hiện có, vừa linh hoạt, lại không ảnh hưởng đến lãi suất của những rổ còn lại.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

3. Tối đa tiền lãi tiết kiệm

Ví dụ: Bạn có 100 triệu để gửi tiết kiệm. Thay vì dồn tất cả vào 1 sổ, hãy chia ra làm 3 sổ, với số dư như sau: 2 sổ gửi ngắn hạn, mỗi sổ 20 triệu; 60 triệu gửi dài hạn. Nếu trong trường hợp cần gấp 20 triệu, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ tiết kiệm là giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.

Bạn hoàn toàn có thể tối đa tiền lãi tiết kiệm, bằng cách gửi tất cả các khoản tiền vào nhiều sổ, với kỳ hạn khác nhau. Những khoản tiền tiết kiệm lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Với những khoản tiền dành cho chi tiêu những lúc khẩn cấp, hãy sử dụng với kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống.

Một số nguyên tắc khi gửi tiết kiệm ngân hàng, cần nắm rõ:

1. Cách tính lãi suất tiết kiệm:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365

Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 3/3/2019 đến 3/10/2019, sẽ nhận được số tiền lãi như sau:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233

2. Chú ý ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm:

Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán (đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Dưới đây là một số cách thức tất toán tiết kiệm, bạn nên biết:

- Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và suất sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Với mức lãi suất được niêm yết tại thời điểm tái tục.

- Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Tiền gốc và lãi suất sẽ được gửi về tài khoản của khách hàng.

(Theo Khỏe & Đẹp)