Chương trình nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn quận. Người mua chỉ có thể chọn danh sách của hàng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và không được chọn thêm mặt hàng ngoài danh sách từ cửa hàng trên ứng dụng.

Mỗi tài khoản người dùng chỉ được đặt hàng trong khung giờ từ 9h00-19h00. Ứng dụng có thể thay đổi thời gian đặt hàng cũng như số lần đặt hàng của người dùng dựa trên ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về công tác phòng chống dịch, năng lực cung ứng của đơn vị cung ứng hàng hóa và nhu cầu thực tế của người mua hàng.

Đối với những đơn hàng đã đặt nhưng không lấy, Be sẽ lập tức ngừng cung cấp dịch vụ với người dùng trong vòng 24h sau khi nhận được thông tin và xác minh tính chính xác.

{keywords}
Xe ôm công nghệ triển khai đi chợ hộ tại Hà Nội

Mọi hoạt động, thao tác đều đảm bảo tuân thủ xịt khử khuẩn nghiêm ngặt theo quy định 5K. Đội ngũ tài xế giao hàng cũng đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và được tập huấn tuân thủ quy định 5K có thể giúp người dân hạn chế ra khỏi nhà trong tình hình dịch bệnh.

Đầu tháng 8/2021, Now cũng đã thông báo cung cấp trở lại dịch vụ đi chợ hộ và giao hàng hoá thiết yếu tại 5 quận ở Hà Nội. Ứng dụng này cho biết dựa trên quyết định của Sở GTVT, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, dịch vụ NowFresh (đi chợ) và NowShip (giao hàng hoá thiết yếu) sẽ được hoạt động trở lại tại 5 quận gồm Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Thanh Xuân dưới sự giám sát chặt chẽ. Như vậy, Now vẫn chưa cung cấp trở lại dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến, chiếm phần lớn người dùng trên ứng dụng này (NowFood).

Now cho biết chỉ những tài xế đạt điều kiện, được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phê duyệt và đảm bảo các quy tắc phòng dịch Covid-19 mới được phép hoạt động giao hàng.

Ở mảng thương mại điện tử, Tiki quyết định mở bán hàng tươi sống giao trong 3 giờ tại Hà Nội. Viettel Post đã sẵn sàng triển khai dịch vụ “đi chợ online” qua sàn Voso tại tại 63 tỉnh thành toàn quốc. Nguồn cung hàng hóa được lấy từ kho hàng có sẵn của Vỏ Sò, từ các siêu thị, chợ đầu mối trong khu vực lân cận để có thể giao hàng trong ngày. Các sản phẩm đều có đầy đủ giấy tờ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong khi đó, MoMo tỏ rõ tham vọng muốn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử C2C bằng tính năng "có gì bán nấy". Tính năng này dễ dàng áp dụng cho hình thức đi chợ hộ, mua chung đang được các hộ gia đình trong các chung cư, cư dân các quận, huyện... ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Báo cáo mới đây về thương mại điện tử cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất tiếp tục đà tăng trưởng dương với 13%. Ngành hàng này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng Việt Nam dần chuyển dịch sang kênh trực tuyến.

Đơn cử như sự kiện mua sắm 9/9 của Lazada, trong mỗi 10s, một sản phẩm nồi hoặc chảo đã được bán ra, các sản phẩm thực phẩm được bán ra đủ để cung cấp 3 triệu bữa ăn, tương đương với 1/3 dân số tại TP.HCM. Số lượng bỉm sữa bán ra phục vụ cho hơn 1,2 triệu em bé sử dụng trong một ngày. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân được bán ra đủ để phục vụ cho 75% hộ gia đình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo đánh giá của iPrice, Covid-19 không chỉ tạo ra các “cơn sốt” ngành hàng khác nhau mà còn mang đến dư địa tăng trưởng tốt cho ngành hàng bách hoá. Điều này chỉ báo rằng việc tập trung vào danh mục trọng yếu có thể mang đến lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, nhất là khi dịch bệnh còn chuyển biến liên tục.

Thư Kỳ

Hải sản về Hà Nội với giá rẻ chưa từng có, người dân 'tranh thủ' ăn 'sang'

Hải sản về Hà Nội với giá rẻ chưa từng có, người dân 'tranh thủ' ăn 'sang'

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hải sản tươi sống sụt giảm nguồn cầu, nhiều loại hải sản có giá giảm mạnh hơn so với trước đợt dịch thứ 4.