Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn khi nói về các biện pháp để bảo vệ vùng vải thiều tại hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 22 điểm cầu trong nước và 8 điểm cầu tại các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Singapore ngày 8/6.

{keywords}
Lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ TT&TT, tỉnh Bắc Giang kích hoạt các sàn giao dịch thương mại điện tử

 

{keywords}
Tỉnh Bắc Giang nhận chứng chỉ bảo hộ địa lý tại Nhật Bản đối với vải thiều Lục Ngạn

Theo ông Tuấn, "vụ vải thiều Bắc Giang năm nay đạt chất lượng cao nhất từ trước đến nay, có hương vị thơm ngon, chất lượng vượt trội như quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày, là những đặc trưng riêng, làm nên thương hiệu vải thiều nổi tiếng trong và ngoài nước”

Tại hội nghị trực tuyến, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam xác định, năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, lần đầu tiên quả vải thiều tươi Bắc Giang được xuất khẩu sang Nhật Bản, được đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đón nhận.

Theo ông Nam, năm nay là năm thứ 2 vải thiều Bắc Giang có mặt tại thị trường Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản dự kiến nhập nhiều hơn gấp nhiều lần so với năm ngoái.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thương mại điện tử đang phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia, phương thức này tiện ích và thể hiện sự vượt trội khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Theo ông Diên, tỉnh Bắc Giang và một số địa phương có sản phẩm nông sản đặc trưng đã chủ động áp dụng phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ là hướng đi đúng, cách tiếp cận giải quyết vấn đề sáng tạo, hiệu quả trong bối cảnh dịch bùng phát tại các địa phương thuộc Bắc Giang.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao cách làm của Bắc Giang và mong rằng không chỉ vải thiều mà các nông sản đặc trưng khác của tỉnh cũng cần áp dụng tương tự giải pháp tương tự để hiệu quả kinh doanh được nâng lên.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. Theo đó, tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe, an toàn phòng chống dịch, an toàn cho tất cả doanh nhân, thương nhân đến Bắc Giang” 

Đến nay, vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia.Năm nay sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 180 nghìn tấn. Trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp song việc tiêu thụ vải thiều thời gian qua cơ bản thuận lợi, sản lượng tiêu thụ đến ngày 7/6 đạt hơn 53 nghìn tấn ở thị trường trong nước và xuất khẩu. 

{keywords}
Lễ xuất quân các chuyến xe chở vải thiều Bắc Giang đi tiêu thụ tại các địa phương

Đặc biệt, tháng 3/2021 vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều tại các quốc gia khác. Đây là "giấy thông hành" để vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang xuất khẩu vào các thị trường lớn, tiềm năng khác.

Đoàn Bổng

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

“Nửa năm nhận nhiệm vụ, quyết định cân não nhất với tôi là đặt bút ký phong tỏa 4 khu công nghiệp, giữ chân 67.000 công nhân các nơi ở lại Bắc Giang", Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương trải lòng.