Đêm qua (4/10, theo giờ Việt Nam) nhóm OPEC+ đã có cuộc họp bàn về phương án tăng sản lượng khai thác trong thời gian tới. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh OPEC+ đang chịu áp lực lớn từ Mỹ và Ấn Độ về việc tăng sản lượng sau khi giá dầu thế giới tăng 50% trong năm nay và vẫn đang có xu hướng ngày càng tăng.

Các nước OPEC+ đã thống nhất giữ nguyên kế hoạch, chỉ tăng sản lượng khai thác dầu thô lên mức 400.000 thùng mỗi ngày bắt đầu từ tháng 11 tới.

Ngay sau quyết định của OPEC+, giá dầu mỏ trên thị trường Mỹ tăng đã có phiên tăng giá mạnh.

{keywords}
Giá dầu thế giới lên mức cao nhất trong 7 năm qua (Ảnh: Reuters).

Trong phiên giao dịch đầu giờ sáng nay (5/10, giờ Việt Nam), giá dầu mỏ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,24% lên 77,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng 12 tăng 0,26% lên 81,51 USD/thùng. 

Giá dầu thô đã tăng lên mức hơn 80 USD/thùng vào tháng trước, mức cao nhất trong suốt 3 năm qua. Và vào hôm nay, giá dầu mỏ đã tăng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014.

Các chuyên gia nhận định, nhu cầu tiêu thụ dầu thô năm 2022 sẽ lên tới 4,2 triệu thùng mỗi ngày, tăng so với dự báo trước đó là gần 3,3 triệu thùng một ngày.

Giá dầu tăng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất dầu bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu và doanh thu. Song việc này lại gây ra những hạn chế trong trung hạn bởi giá dầu tăng có nguy cơ kìm hãm sự phục hồi kinh tế vốn mong manh sau đại dịch Covid-19.

Anh Tuấn

'Cơn điên' của giá dầu có thể đi tới đâu?

'Cơn điên' của giá dầu có thể đi tới đâu?

Giá dầu dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, vượt 80 USD và thậm chí đạt mốc 90 USD/thùng. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho cổ phiếu dầu khí.