Theo báo cáo của Tổng công ty Sông Đà, tổng các khoản vay nợ từ nguồn vốn ADB của đơn vị này là hơn 114 triệu USD, bao gồm khoản vay của công ty mẹ hơn 73 triệu USD, Công ty CP Xi măng Hạ Long 29,5 triệu USD; Công ty Cp Thủy điện Cần Đơn, Công ty CP Sông Đà 4...

Tính đến ngày 31/12/2019, doanh nghiệp này đã thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ các khoản nợ gốc, lãi, phí cho vay lại với số tiền là hơn 21 triệu USD.

Trong năm 2020, tổng số tiền phải trả (bao gồm nợ gốc, lãi và phí cho vay lại) là hơn 6,3 triệu USD.

tổng công ty sông đà
Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động của Tổng công ty Sông Đà

Tuy nhiên, dịch bệnh đã gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. Hầu hết các công ty đều thiệt hại nặng nề về tài chính, thiếu hụt dòng tiền, khả năng không chi trả được các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong năm 2020. Nhiều đơn vị có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Các doanh nghiệp tham gia vay từ nguồn ADB cũng vì thế đang chịu một áp lực về tài chính vô cùng lớn.

Nhằm đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay ADB, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính gia hạn thời gian trả nợ đối với các khoản vay ADB thêm 1 năm.

Cụ thể, nợ gốc, lãi và phí cho vay lại của kỳ trả nợ 15/5/2020 được trả vào ngày 15/5/2021. Nợ gốc, lãi và phí cho vay lại của kỳ trả nợ ngày 15/11/2020 được trả nợ vào ngày 15/11/2021.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét giảm 80% phí cho vay lại phải trả năm 2020 đối với khoản vay ADB cho tổng công ty sông Đà - CTCP.

L.Bằng

Nghịch lý Sông Đà: Vốn ‘khủng’, lãi èo uột, sếp lương chót vót

Nghịch lý Sông Đà: Vốn ‘khủng’, lãi èo uột, sếp lương chót vót

Sếp Sông Đà nhận lương khoảng 630 triệu, khi doanh nghiệp chỉ hoàn thành 13% kế hoạch lợi nhuận năm, dù sở hữu vốn nhà nước tới hơn 15.600 tỷ đồng.