Sáng 14/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục giảm giá mạnh đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống sâu dưới ngưỡng nhạy cảm 7 NDT đổi 1 USD.

Cụ thể, PBOC điều chỉnh tỷ giá tham chiếu xuống ngưỡng 7,0572 Nhân dân tệ (NDT) đổi 1 USD. Đây là phiên thứ 8 ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm tỷ giá tham chiếu - tỷ giá trung tâm (midpoint) xuống sâu thêm dưới ngưỡng quan trọng này.

Trong phiên liền trước (22/8), PBOC xác định tỷ giá này là: 7,0490 NDT đổi 1 USD.

Với biên độ hiện tại là +/-2% so với mức tham chiếu, đồng NDT tại thị trường trong nước có thể biến động trong phạm vi 6,9161 và 7,1983. 

{keywords}
Đồng NDT được niêm yết thấp kỷ lục: 7,0572 NDT đổi 1 USD sáng 23/8.

Sau khi tỷ giá tham chiếu được PBOC công bố, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức thấp hơn nhiều so với phiên liền trước, xuống mức 7,0929 NDT đổi 1 USD, thấp nhất trong vòng 11 năm qua.

Như vậy, so với phiên liền trước, đồng NDT tiếp tục giảm mạnh. Đồng NDT đang hướng tới một ngưỡng đáng lo ngại nữa là 7,1 NDT đổi 1 USD.

Không chỉ phá giá đồng NDT, chính quyền Bắc Kinh gần đây có nhiều động thái kích kinh tế bằng việc âm thầm hạ lãi suất cho vay đối với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh nhỏ… trên khắp đất nước thông qua việc cải cách lãi suất. 

{keywords}
Sáng 23/8, NDT trên thị trường quốc tế giảm mạnh và đang hướng tới ngưỡng 7,1 NDT đổi 1 USD.

Trong phiên đầu tuần, NHTW Trung Quốc đã thay đổi cách tính toán lãi suất của các ngân hàng thương mại. Theo đó, PBOC yêu cầu các ngân hàng thương mại sử dụng lãi suất cho vay cho các khách hàng lớn, khách hàng tốt nhất (LPR) làm lãi suất tham chiếu cho các khoản vay mới, thay vì lãi suất cho vay cơ bản do PBOC ấn định. Lãi suất LPR sẽ được PBOC xem xét đưa ra vào ngày 20 hàng tháng thay vì hàng ngày như trước.

Như vậy, Trung Quốc không sử dụng đơn nhất 1 công cụ chính sách tiền tệ căn bản mà đang đồng thời một nhóm các chính sách để kiểm soát cung tiền, lãi suất và tỷ giá.

Đây là những động thái tiếp theo sau khi hôm 20/8 tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố cứng rắn rằng ông sẽ đương đầu với Trung Quốc bằng mọi giá dù cuộc chiến thương mại có gây tổn hại đến nền kinh tế nước Mỹ.

Theo ông Trummp, Trung Quốc đã lừa gạt Mỹ suốt 25 năm qua, thậm chí còn lâu hơn thế nữa. Và đã đến lúc ông phải hành động dù cho điều đó tốt hay xấu cho nền kinh tế Mỹ về ngắn hạn. Nhưng theo ông Trump, về lâu dài, đó là điều bắt buộc phải làm.

Ông Trump cugnx khẳng định, nền kinh tế Mỹ vẫn diễn biến tích cực, chưa hề có dấu hiệu suy thoái. Ông Trump cũng tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, trong đó có Đài Loan và Hong Kong. 

{keywords}
Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến tiền tệ để chống lại thuế của ông Trump.

Hiện tại, các thị trường tài chính thế giới vẫn để mắt sát sao tới những biến động của ngân hàng trung ương Trung Quốc sau khi cơ quan này lần đầu tiên trong 11 năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, phá vỡ chốt chặn 7 NDT/USD.

PBOC phá vỡ chốt chặn 7 NDT/USD sau khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần thứ 12 đổ vỡ và tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc kể từ 1/9 tới.

Ngay sau động thái phá vỡ chốt chặn quan trọng, chính quyền ông Donald Trump đã chính thức gán nhãn thao thúng tiền tệ đối với chính quyền Bắc Kinh. Bộ Tài chính Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ.

Theo ông Trump, một đồng NDT yếu đi sẽ khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc hấp dẫn hơn và nó sẽ khiến Mỹ thâm hụt thương mại nặng nề hơn sau khi đã thâm hụt kỷ lục thập kỷ khoảng 330 tỷ USD trong năm 2018 vừa qua.

Ông Donald Trump ngày càng không hài lòng với việc Mỹ chịu cảnh thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc và quy kết điều này là do Bắc Kinh duy trì đồng NDT yếu. Ông chủ Nhà Trắng cũng gây nhiều áp lực lên Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để cơ quan này phải cắt giảm lãi suất để chống lại một đồng USD mạnh.

Gần đây, sau động thái “phá giá” đồng NDT, hàng loạt các quốc gia châu Á khác cũng cắt giảm lãi suất và thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng. Một cuộc chiến tiền tệ trên khắp thế giới đang diễn ra.

Mặc dù liên tục hạ đồng NDT nhưng Trung Quốc vẫn cho thấy có sự thận trọng do lo ngại nếu đồng NDT lao dốc mạnh sẽ khiến dòng vốn FDI cũng như FII tháo chạy ra khỏi Trung Quốc giống như đã từng xảy ra trong năm 2015 và 2016.

Động thái giảm như trong 2 tuần qua cho thấy, NHTW của Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật giảm từ từ. Một cuộc chiến dài hơi giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiếp diễn.

M. Hà