Khoản đầu tư khủng

{keywords}
Ứng dụng có hơn 10 triệu người tin dùng

Đây là vòng gọi vốn đầu tư lần thứ 3 của MoMo. Trước đó, Ví điện tử MoMo đã nhận khoản đầu tư 28 triệu USD của hai đối tác ngoại (Goldman Sachs 3 triệu USD, Standard Chartered Private Equity 25 triệu USD).

Theo cam kết bảo mật giữa hai bên, giá trị khoản đầu tư cũng như tỷ lệ sở hữu của quỹ không được tiết lộ. Được biết tại thị trường Việt Nam, Warburg Pincus mới chỉ có bốn khoản đầu tư bao gồm Vincom Retail, Lodgis, Techcombank và BW Industrial Development JSC và không có khoản đầu tư nào quỹ này rót vốn dưới 100 triệu USD. MoMo là công ty thứ năm tại Việt Nam nhận vốn từ Warburg Pincus. Đại diện MoMo tiết lộ số tiền mà Warburg Pincus đầu tư vào ví điện tử này có thể nói là con số cao nhất cho đến hiện tại của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực Fintech và thương mại điện tử tại Việt Nam.

Nếu như năm 2018, thương vụ “rót vốn” của Tiki.vn, Sendo.vn thổi một luồng sinh khí mới cho thị trường thương mại điện tử của Việt Nam thì thành công từ “thương vụ trăm triệu USD” của MoMo mở màn cho năm 2019 tiếp tục khẳng định tiềm năng và tương lai của ngành thanh toán di động nói riêng và Fintech nói chung tại Việt Nam.

Ông Phạm Thành Đức - Tổng giám đốc MoMo cho biết nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ từ nhà đầu tư toàn cầu Warburg Pincus đã thay đổi “cuộc chơi” cho MoMo. “Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hợp tác với họ để xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam. Đồng thời sử dụng công nghệ để thúc đẩy tài chính toàn diện và tạo cơ hội để các dịch vụ tài chính kỹ thuật số có thể đến tay bất kể người dùng Việt Nam nào”, ông Đức chia sẻ thêm.

{keywords}
 

Theo đó, nguồn vốn sẽ được MoMo sử dụng để khẳng định vị trí tại thị trường Việt Nam thông qua việc mở rộng hệ sinh thái thanh toán và hiện thực hóa mong muốn phát triển hàng triệu điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.

MoMo không ngừng tăng trưởng

Ra đời năm 2007, MoMo đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán di động tại Việt Nam từ những lúc thị trường còn chưa quan tâm nhiều đến thanh toán điện tử. Với sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục tiêu trở thành một phương thức thanh toán ưu việt, hiện đại, an toàn. Năm 2018 MoMo ghi nhận kết quả tăng trưởng vượt bậc.

Tính đến thời điểm hiện tại, MoMo đã có hơn 10 triệu người dùng (tăng trưởng gấp 2 lần so với 2017), theo MoMo khối lượng giao dịch trên nền tảng của MoMo đã tăng hơn gấp ba lần trong năm vừa qua.

{keywords}
 

Kết quả kinh doanh của MoMo đã và đang tăng trưởng vượt kỳ vọng đến từ tốc độ phát triển mạnh mẽ của phương thức thanh toán di động tại Việt Nam, với phần đông dân số trẻ yêu thích công nghệ, ưa chuộng phương thức thanh toán không tiền mặt, cho cả các giao dịch trực tuyến (online) và tại điểm bán hàng. “Năm 2018 là năm có nhiều chuyển biến ngoạn mục của MoMo. Chúng tôi đã ghi nhận số lượng giao dịch và con số khách hàng đăng ký sử dụng đạt mức lớn nhất từ trước đến nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng thị phần của mình, giữ vững vị trí Siêu ứng dụng Ví điện tử Số 1 tại Việt Nam”, ông Đức nói thêm.

Không chỉ dừng lại ở “thanh toán” định hướng mà MoMo hướng tới trở thành nền tảng cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng.

Với những tính năng thanh toán đột phá, các đối tác thanh toán độc quyền, kết hợp cùng các chiến dịch khuyến mãi hấp dẫn trên ứng dụng, MoMo đã thu hút và giữ chân khách hàng Việt Nam sử dụng MoMo. Ngày nay, MoMo đã nhanh chóng trở thành “siêu ứng dụng” thể hiện phong cách hiện đại khi cho phép khách hàng không chỉ vay tín dụng, gửi tiền hoặc thanh toán hóa đơn mà còn mua vé xem phim, đặt vé máy bay, mua hợp đồng bảo hiểm và thanh toán hàng hóa dịch vụ tại hơn 100.000 điểm thanh toán trên cả nước - bao gồm các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Circle K, Ministop và FPT Shop…

Năm 2018 MoMo là công ty công nghệ tài chính (Fintech) duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách Top 100 Fintech thế giới do KPMG công bố. 

So với nhiều đối thủ “sinh sau đẻ muộn” Ví điện tử MoMo không nằm trong một hệ sinh thái nào do đó phải rất vất vả trong việc xây dựng và duy trì tập khách hàng, nói cách khác là tạo ra hệ sinh thái của chính mình. Nhưng chính điều này khiến MoMo trở nên gần gũi hơn và trở thành tiện ích gần như toàn diện cho người dùng của mình. Theo đó, lợi thế của MoMo giúp kéo gần khoảng cách với người dùng đến từ sự đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng chứ không vì một ứng dụng hay dịch vụ nào đó buộc phải đi kèm với ví MoMo.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch điều hành Ví MoMo, Việt Nam đang bước lên một bậc cao mới về tăng trưởng, vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng một hệ sinh thái về dịch vụ tài chính vượt trội và toàn diện, ông Tường nói và cho biết thêm, “MoMo mong muốn dùng công nghệ thay đổi cuộc sống, là sản phẩm của người Việt, vì người Việt và hoạt động với mục tiêu tối thượng là làm người dùng cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng Ví MoMo”.

Trong những năm tới, MoMo có kế hoạch phát triển mở rộng và hợp tác với các đối tác trong nhiều lĩnh vực mới như dịch vụ hành chính công, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Với hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng ví MoMo và mạng lưới 8.000 đại lý trên khắp Việt Nam, MoMo hiện có hơn 10 triệu khách hàng đang sử dụng ví điện tử, đồng thời phục vụ tại quầy và giúp 3,5 triệu khách hàng, cư trú tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Xuân Thạch