Theo khảo sát xu hướng mua sắm của Lazada, các từ khóa tìm kiếm không còn tập trung vào khẩu trang, nước rửa tay hay các thực phẩm thiết yếu như giai đoạn tháng 2, 3/2020. Qua đó cho thấy khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam từ cuối tháng 7/2020, người tiêu dùng không còn tâm lý hoang mang và tích trữ như giai đoạn trước.

Người tiêu dùng chuộng mua sắm trực tuyến hơn. Nhu cầu mua sắm vẫn ổn định trên tất cả các ngành hàng chứ không chỉ tập trung mua sắm, tích trữ nhu yếu phẩm như trong đợt 1 của dịch.

Từ khóa tìm kiếm phổ biến đa dạng từ chăm sóc nhà cửa, thú cưng sách, đồ điện gia dụng,... Có thể thấy rằng khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn, họ có xu hướng chủ động tạo ra một môi trường sống thoải mái với phong cách giản dị hơn. Một điểm thú vị là loa và tai nghe Bluetooth vẫn là sản phẩm luôn nằm trong top từ khóa tìm kiếm từ đầu năm đến nay.

{keywords}
Bán hàng online tăng trưởng mạnh

Người tiêu dùng đang chi tiêu thông minh, phù hợp với nhu cầu đời sống và dành sự quan tâm nhiều hơn tới các chương trình ưu đãi lớn. Hơn 100 smart tivi được đặt trong 30 phút đầu tiên, doanh thu trong 1 ngày tăng gấp gần 50 lần so với ngày thường.

Cuối tháng 7, một thương hiệu sữa bán được 24 tấn sữa bột trong một ngày. Mới đây, đơn vị khác đã bán được hơn 14.000 đôi giày trong 1 ngày và số người mua hàng tăng hơn 200 lần so với ngày thường. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng quan tâm hơn đến miễn phí vận chuyển và livestream bán hàng.

Còn theo Savills, dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy thương mại điện tử khá mạnh, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ truyền thống, bất động sản mặt bằng bán lẻ cũng chịu tác động theo.

Xu hướng các nhà bán lẻ đang kết hợp hai kênh trực tiếp và trực tuyến ngày càng rõ rệt. Có thể nhận thấy rõ nhất trong những tháng gần đây là ngành hàng ẩm thực với việc tham gia các ứng dụng giao hàng tăng mạnh.

Các thương hiệu trung, cao cấp cũng tham gia dịch vụ giao hàng tận nhà, biểu hiện rõ nhất là trong đợt dịch bệnh Covid-19. Savills nhìn nhận, dịch bệnh covid-19 đã tạo ra cơ hội tốt cho thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà. Đây cũng là sáng tạo để tồn tại.

Thương mại điện tử có thể sẽ bùng nổ với thị phần mở rộng sau khi khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 kết thúc.

Bảo Anh