Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, rượu vodka là nguyên nhân làm tăng 40% trường hợp tử vong ở Nga từ năm 1990 đến 1994. Thậm chí, hiện tại vấn đề này vẫn còn ảnh hưởng khá lớn do người dân nơi đây giữ thói quen dùng nhiều loại rượu có nồng độ cồn rất cao này.

{keywords}

Nhiều người đổ lỗi cho sự sụp đổ của Liên Xô khiến tỷ lệ tử vong của thanh niên tăng cao nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nguyên nhân chủ yếu đến từ rượu, đặc biệt là loại rượu mạnh như vodka (một loại rượu truyền thống của Nga). Trình trạng thất nghiệp dẫn tới việc thanh niên chán nản và tìm đến rượu để "giải sầu" và tất nhiên vodka là lựa chọn số 1 không chỉ vì nó là rượu truyền thống của Nga mà còn vì giá bán rất rẻ.

Hầu hết trường hợp thanh niên tử vong ở Nga trong thời kỳ khủng hoảng những năm 90 của thế kỷ trước do ngộ độc rượu, say rượu dẫn đến các hành vi bạo lực hay các hệ lụy từ rượu như đau tim và đột quỵ

Nhận thấy rượu là nguyên nhân dẫn đến việc tăng tỷ lệ tử vong và giảm năng suất lao động, Mikhail Gorbachev ngay sau khi lên nắm quyền đã mở một chiến dịch chống rượu mạnh tại Nga. Cụ thể, sản lượng rượu bị chính quyền cắt giảm hai phần ba, giá rượu tăng 50% và các cửa hàng rượu không được phép mở trước 14h vào ngày làm việc. Những người say xỉn trong giờ làm việc có thể bị phạt nặng hoặc bỏ tù.

Jay Bhattacharya, một Phó giáo sư Y khoa cho biết: "Có một thực tế là người lao động dành thời gian nghỉ ngơi của họ để đến cửa hàng rượu và trở về nhà với tình trạng say mèm". Chiến dịch trên cũng đề cập đến các giải pháp thay thế việc uống rượu như tuyên truyền về các tác hại của thức uống này, tăng cường các hoạt động tập luyện thể thao.

Trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch từ năm 1985 đến cuối những năm 80, tỷ lệ tử vong ở Nga giảm 12%, tương đương với 665.000 trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, chiến dịch này đã dừng lại vào năm 1988 bởi hai lí do chính là người dân Nga quá ưa chuộng vodka trong khi lợi nhuận thu từ việc bán loại rượu này là khá lớn. Đến năm 1991, lượng tiêu thụ vodka ở Nga trở lại mức trước khi thực hiện chiến dịch và ngay sau đó tỷ lệ tử vong của người ở độ tuổi lao động đã tăng trở lại ở mức đáng lo ngại.

Hiện tại, người dân Nga vẫn dùng nhiều rượu vodka không hẳn vì chuyện buồn phiền do thất nghiệp mà đó là một thói quen thuộc về truyền thống, hơn nữa Nga là xứ ôn đới có mùa đông khá lạnh nên nhiều người lựa chọn rượu để giữ ấm cơ thể.

Theo Vnreview/Futurity