Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt với sự ra đời của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quyết định 68/QĐ TTg của Thủ tướng ngày 18 tháng 1 năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016-2025.


Nhờ đó, năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã được nâng lên.
Nhìn lại 1 năm qua, mỗi doanh nghiệp CNHT trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, dệt may, điện tử…  đều đã nỗ lực phát triển và có nhiều tâm tư kiến nghị.
 

{keywords}
Sản xuất theo chuẩn, DN CNHT sớm bứt phá


Ông Lê Quý Khả, TGĐ Công ty CP cơ khí Tomeco cho hay, phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là một cơ hội rất là lớn. Bởi vì hiện nay quan niệm về sản xuất của cả thế giới cũng đã thay đổi, là người ta cũng không thể nào một công ty nào đó mà người ta có thể sản xuất một sản phẩm từ đầu chí cuối. Người ta phải xây dựng các chuỗi và khai thác thế mạnh của từng doanh nghiệp nhỏ, từng một mắt xích để làm sao cho hoàn chỉnh sản phẩm lên và người ta sẽ đặt hàng các chuỗi đó. Đối với doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì người ta càng mong muốn là các các cơ sở, các công ty, các nhà máy ở Việt Nam đáp ứng được, cung cấp được phụ tùng linh kiện cho người ta.
Theo ông Khả, các tập đoàn đa quốc gia người ta còn mong muốn Việt Nam mà sản xuất được các linh kiện, phụ kiện để họ thu mua xuất sang các nước khác. Vì vậy, cơ hội hiện nay là rất lớn.
Tuy nhiên theo ông Khả, muốn làm việc với một tập đoàn đa quốc gia thì cần rất nhiều yếu tố. Vấn đề quan trọng nhất là phải đạt được chuẩn của doanh nghiệp mà theo tiêu chí của đối tác. Ví dụ, các điều kiện về nhà xưởng, về tài sản, về máy móc thiết bị, công nghệ rồi các yếu tố về sử dụng lao động, trách nhiệm xã hội, sau nữa là đến các yếu tố về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá thành và tiến độ giao hàng là ba cái mà quan trọng nhất chúng ta phải đạt được đồng thời các mục tiêu.
 
Tương tự góc nhìn này, ông Chu Trọng Trung, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Giải phóng cho hay, Chúng tôi thấy rằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải những vấn đề rất là lớn liên quan đến vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng như là chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì sự không ổn định của chất lượng nguồn nhân lực nó làm cho các sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất là kém so với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam nếu như mà tìm ra được đúng điểm yếu của mình mà khắc phục được những điểm yếu mà tồn tại trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel PT nhìn nhận: Tôi nghĩ là cần có 3 thứ, thứ đầu tiên là mình cần phải xác định được và sàng lọc được công nghệ mà mình tiếp nhận. Những công nghệ đó phải có tính ứng dụng cao, tính phổ biến khi mình bán sản phẩm của mình ra quốc tế.
 
Thứ hai là để tiếp cận doanh nghiệp đa quốc gia hiện nay thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng đổi mới tư duy và đổi mới công nghệ cũng như là để học hỏi các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia thì họ sẵn sàng để chuyển giao sang Việt Nam.
 
“Và thứ ba là Chính phủ Việt Nam cần tạo những cơ chế thật là nhanh, chính xác và tập trung để hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công nghiệp hỗ trợ cũng như là doanh nghiệp có khả năng để tiếp nhận những công nghệ cao trong tình hình bối cảnh hiện nay”, bà Trang nói.
Băng Dương