Trong Báo cáo thực trạng chính sách phát triển công nghiệp, Công nghiệp hỗ trợ tại địa phương  giai đoạn 2011 – 2020, Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động đối với ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

{keywords}
Công nghiệp, CNHT tỉnh Hậu Giang còn nhiều tồn tại, hạn chế

Cụ thể, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách trong phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua còn hạn chế, một vài đơn vị liên quan phối hợp chưa chặt chẽ, đôi lúc triển khai thực hiện chưa kịp thời đã làm hạn chế trong việc phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trong thời gian qua.

Số lượng các cơ sở, doanh doanh của tỉnh tuy có tăng về số lượng nhưng lại phân bổ không đều, quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm làm ra khó cạnh tranh được với các của sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Giá trị sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn thấp, chưa tương xứng so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, may mũ giầy, xay xát đa số là gia công nên mang lại giá trị thấp. Bên cạnh đó, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu rơi vào thế bị động, cụ thể là Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên lượng hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được nhiều so với cùng kỳ, do các tiêu chuẩn chất lượng khắc khe của các thị trường Châu Âu và Mỹ, nên giá trị sản xuất chung toàn tỉnh tăng nhưng không cao so với cùng kỳ.

Nội dung hoạt động khuyến công tương đối phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng kinh phí khuyến công hàng năm còn ít so với nhu cầu, mức hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương chưa thật sự hấp dẫn để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ tiên tiến và mở rộng quy mô sản xuất.

Các doanh nghiệp, HTX cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu nguồn vốn đối ứng nên còn e ngại đầu tư cho việc thay đổi máy móc thiết bị.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Phần lớn các cơ sở công nghiệp nông thôn mang tính chất kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, năng lực quản lý, kiến thức kinh doanh hạn chế. Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên môn yếu, thiếu lực lượng có tay nghề cao, nên sản phẩm làm ra còn hạn chế về chất lượng và sản lượng.

- Nhìn chung ngân sách địa phương bố trí cho hoạt động phát triển công nghiệp còn ít, chưa đáp ứng việc thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung và các lĩnh vực theo yêu cầu của Chương trình, kế hoạch đề ra.

- Nhiều nội dung hoạt động khuyến công có mức hỗ trợ kinh phí thấp hơn nhiều so với chi phí của doanh nghiệp bỏ ra như: xây dựng thương hiệu; thuê tư vấn lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất – tài chính – kế toán – nhân lực.

- Đa phần các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đã là giảm đi giá trị sản xuất của tỉnh.

Một trong những giải pháp là xây dựng và hoàn thiện thể chế địa phương theo hướng cạnh tranh, ưu đãi, chi phí tiếp cận thấp. Hằng năm, tỉnh nghiên cứu, rà soát, ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đặc thù trên các lĩnh vực như: Phát triển du lịch; nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo…

Khánh Vy